10 điều cần cho biết để tự học cách tự bảo vệ mình

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.

Nếu biết cách, trò chuyện là cách dạy bảo con cái hiệu quả. Khi đó ba mẹ sẽ không cần dùng đến roi vọt hay la mắng mà vẫn giúp bé ngoan và tự biết bảo vệ mình hơn.

Ba mẹ chính là người thấy đầu tiên của trẻ. Hãy dành thời gian để lắng nghe và thảo luận những câu hỏi của trẻ. Ngoài ra ngay từ khi trẻ bắt đầu biết nói, ba mẹ đừng bỏ qua 10 điều sau đây để có thể giúp trẻ được phát triển một cách tốt hơn với những kỹ năng bảo vệ cơ bản ngay từ nhỏ.

Ý thức cơ thể mình

Ngay từ lúc còn nhỏ, ba mẹ hãy tập dần cho trẻ ý thức được cơ thể của mình luôn rất đặc biệt và cần biết bảo vệ vì đó là điều thuộc riêng về trẻ. Việc này bao gồm những vấn đề về ăn uống dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe cũng như giúp trẻ hiểu được đâu là nơi riêng tư và không được để người khác đụng chạm vào.

10-dieu-can-cho-tre-biet-de-biet-cach-tu-bao-ve-minh-2

Gọi tên đúng bộ phận cơ thể

Trẻ cần biết gọi tên chính xác các bộ phận trên cơ thể. Có như thế, khi gặp phải vấn đề gì, đặc biệt là chuyện quấy rối tình dục thì trẻ mới có thể nói rõ được cho ba mẹ, người lớn hiểu được. Đã có nhiều trường hợp ba mẹ đã không thể chú ý được khi nghe trẻ nói: Chú ABC vừa chạm vào “cái bánh nhỏ” của con.

Mức độ tiếp xúc

Hãy cùng trẻ nói về những mức độ đụng chạm từ người khác. Nếu là an toàn, trẻ sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu, ấm áp và thấy được yêu thương… Nếu không an toàn thì sẽ là lo sợ, đau đớn, làm trẻ thấy rối loạn và nguy hiểm… Hãy nói trực tiếp rằng bất cứ khi nào trẻ được ai đó bồng bế hay ôm ấp, kể cả từ người thân hay xa lạ thì hãy nói cho ba mẹ để ba mẹ sẽ dạy con biết thế nào là một cái ôm an toàn. (Nói cho trẻ hiểu giống như việc “méc” của con nít vậy).

10-dieu-can-cho-tre-biet-de-biet-cach-tu-bao-ve-minh-5

Ba hoa hay báo cáo

Hãy dạy trẻ phân biệt được thế nào là ba hoa nói dối và “báo cáo” đúng mọi việc với ba mẹ. Ba hoa là khi trẻ cố tình nói gì đó để người khác gặp rắc rối, còn ngược lại là nói đúng sự thật với người lớn vì an toàn bản thân hay của người khác.

Từ chối “yêu thương”

Hãy dạy trẻ biết từ chối sự âu yếm từ người khác nếu không muốn, vì cơ thể là của chính trẻ mà. Không cần tỏ ra cáu gắt hay thô lỗ, dạy trẻ chỉ cần nói: Con không thích điều này. Việc bắt trẻ đón nhận những cái hôn hay ôm sẽ khiến trẻ dần tự cho rằng điều mà người lớn muốn quan trọng hơn việc tôn trọng cơ thể và cảm nhận bản thân trẻ.

10-dieu-can-cho-tre-biet-de-biet-cach-tu-bao-ve-minh-1

Cơ thể là của bé

Cũng cần giúp trẻ hiểu là cơ thể trẻ là của trẻ và trẻ có quyền bảo vệ chúng an toàn. Ba mẹ hãy cùng trẻ đọc những cuốn sách về chủ đề Bảo vệ cơ thể để biết thêm thông tin và giải đáp được những thắc mắc từ trẻ.

Hãy nói cho trẻ biết đâu là nơi riêng tư của mình; ở đó không ai được nhìn ngắm, sờ mó, đụng chạm hay chụp hình với trẻ và trẻ cũng không được làm như thế với người khác. Đây chính là bài học giáo dục giới tính đầu tiên mà ba mẹ cần dạy cho trẻ.

Nên giữ bí mật hay không

Nói với trẻ khi nào nên giữ bí mật và khi nào không, bí mật nào là tốt và không tốt. Ví dụ như ba và trẻ cùng bí mật đi mua quà cho mẹ, khi đó trẻ không được nói mẹ biết cho đến lúc tặng quà, đó là tốt. Cảm giác về bí mật tốt cũng gần giống như về cái ôm an toàn: đặc biệt, phấn khích, vui vẻ…

10-dieu-can-cho-tre-biet-de-biet-cach-tu-bao-ve-minh-3

Còn về bí mật xấu thì cần nói ngay với ba mẹ. Kẻ xấu có thể dụ dỗ yêu cầu trẻ giữ bí mật hay đe dọa để trẻ giữ im lặng về chuyện gì đó. Khi đó trẻ sẽ thấy giống như cái ôm không an toàn vậy: không thoải mái, lo sợ khi ai đó biết chuyện, luôn trốn tránh, thấy cô độc và sợ bị phạt… Hãy tập cho trẻ biết dù ai đó có nói gì đi nữa, nếu trẻ thấy không ổn thì hãy luôn nói ba mẹ biết, ba mẹ sẽ không trách phạt trẻ chút nào.

Luôn nhắc đi nhắc lại

Hãy nhắc đi nhắc lại những lời dạy, những cuộc trò chuyện như trên với trẻ và luôn tỏ ra mình có thời gian để lắng nghe trẻ nói bất cứ chuyện gì, bất cứ về mọi cảm xúc của trẻ. Như thế ba mẹ mới có thể biết và giải quyết kịp những vấn đề rắc rối trẻ gặp phải (lạm dụng, rượu chè, bắt nạt, ma túy, thậm chí là tự tử…). Hãy cho trẻ biết rằng dù ở lứa tuổi nào đi nữa, khi trẻ nhận được cái ôm không an toàn thì người sai không bao giờ là trẻ mà đó là ở người lớn kia.

10-dieu-can-cho-tre-biet-de-biet-cach-tu-bao-ve-minh-4

Không ngừng trò chuyện

Giúp trẻ nhận ra ba mẹ sẽ tự hào về trẻ như thế nào nếu trẻ dám nói ra những bí mật xấu, những điều ảnh hưởng đến an toàn bản thân và ba mẹ sẽ luôn ở bên trẻ để giúp đỡ mọi việc. Hãy để những cuộc trò chuyện, trao đổi như thế này trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống trẻ để trẻ được đảm bảo an toàn hơn.

Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, được hoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn luyện cho con kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp con tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng