Khi có kế hoạch sinh con, tiêm phòng trước khi mang thai vẫn luôn là biện pháp hữu hiệu nhất được khuyến cáo nên làm để giúp chị em bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Bởi lẽ trong thời gian thai kỳ, cơ thể người mẹ rất dễ bị các vi khuẩn và virus gây bệnh tấn công. Và nếu lỡ để nhiễm bệnh trong thời kỳ này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi khi không được điều trị tốt.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con, trước khi mang thai, các mẹ hãy cũng lamcachnao.vn tìm hiểu 3 điều quan trọng cần biết khi đi tiêm phòng nhé!
3 điều cần biết khi đi tiêm phòng trước khi mang thai
Trước khi mang thai nên tiêm phòng các loại vắc xin nào?
Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai được đưa ra dựa trên đánh giá về các loại bệnh dễ mắc phải khi người mẹ đang mang thai và ngay sau khi sinh. Theo đó, bao gồm 5 loại sau:
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B: Viêm gan B là 1 loại bệnh lý truyền nhiễm rất dễ mắc phải, nhất là đối với người có hệ miễn dịch yếu như mẹ bầu và thai nhi. Liều tiêm phòng viêm gan B là 3 mũi và cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm để xác định lượng kháng thể cụ thể tùy cơ địa mỗi người.
- Tiêm phòng vắc xin thủy đậu: Đối với những phụ nữ chưa từng nhiễm thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng thì cần thiết tiêm loại vắc xin này ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Nếu không may mắc thủy đậu trong thời gian thời kỳ, mẹ có thể gây ra các hậu quả nhiêm trọng ở bé như: hội chứng thủy đậu bẩm sinh, sẹo, tật đầu nhỏ, chậm phát triển,… thậm chí có nguy cơ tử vong tới 30% nếu mắc bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh.
- Tiêm phòng vắc xin 3 trong 1 Quai bị – sởi – rubella: Mũi tiêm này có tác dụng phòng ngừa 3 tình trạng bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải và cực kỳ nguy hiểm. Nếu mẹ bầu không may mắc rubella sẽ có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho bé như tim bẩm sinh, mù lòa, điếc do thần kinh cảm giác, chậm phát triển,… Nên tiêm phòng vắc xin này ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
- Tiêm phòng vắc xin cúm: Cúm là một loại bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp, có khả năng lây truyền nhanh và dễ thành dịch. Mẹ bầu nhiễm cúm nặng, không được điều trị hợp lý làm tăng nguy cơ lưu thai, sảy thai, thậm chí gây ra biến chứng nghiêm trọng về phổi,… Phòng ngừa cúm bằng tiêm phòng trước khi mang thai có hiệu lực bảo vệ đến 70 – 80%.
- Tiêm phòng vắc xin HPV: Ngoài các bệnh dễ mắc gây biến chứng cho cả mẹ và bé ở trên, giới chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng vắc xin HPV để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung.
Không tiêm phòng trước khi mang thai có bị sao không?
Mặc dù chưa có ý kiến nào khẳng định rằng việc tiêm phòng trước mang thai là bắt buộc, song, đây được khuyến cáo là việc vô cùng cần thiết.
Không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh dễ mắc phải khi mang thai, khi được tiêm phòng, các mẹ cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn, giảm các triệu chứng tinh thần không yên, rối loại khi gặp vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.
Khi không được tiêm phòng, mẹ bầu không may mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nêu trên, thì bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm từ mẹ, thậm chí sinh non, tử vong.
Vì vậy, trước khi có kế hoạch mang thai, chị em phụ nữ nên tham khảo các liệu trình tiêm phòng trước khi mang thai đầy đủ.
Với những trường hợp đã có thai, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung các mũi tiêm phòng chống bệnh Cúm, Viêm gan B, và không được tiêm mũi 3 trong 1 Quai bị – Sởi – Rubella trong thai kỳ.
Lỡ tiêm phòng khi đang mang thai có sao không?
Để đảm bảo hiệu quả của việc tiêm phòng trước khi mang thai, các loại vắc xin nêu trên đều được khuyến cáo nên tiêm trước thời điểm mang thai tối thiểu là 1 tháng, tốt nhất là 3 tháng.
Nhưng nếu lỡ đi tiêm phòng mà không biết mình đang mang thai thì có vấn đề gì không? Đây cũng là mối lo lắng của không ít bà mẹ khi không nắm rõ được tình trạng của mình.
Với các loại vắc xin kể trên, vắc xin ngừa Viêm gan B và Cúm có thể được tiêm khi đã mang thai khi trước đó các mẹ chưa hoàn thành lộ trình tiêm.
Tuy nhiên, các chị em tuyệt đối không được tiêm các loại vắc xin phòng Thủy đậu, Quai bị, Sởi, Rubella khi mình đã làm mẹ.
Nếu lỡ tiêm các loại vắc xin này rồi mới phát hiện mình có bầu, các mẹ bầu nên thông báo sớm với bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi sức khỏe thai kỳ tốt nhất.
Dù tỉ lệ ảnh hưởng do tiêm các loại vắc xin này khi mang bầu là không cao, nhưng cần khám thai thường xuyên để chăm sóc thai nhi phát triển hiệu quả.
Như vậy, khi có ý định đi tiêm phòng trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên biết sẽ cần tiêm các loại vắc xin nào, có nên tiêm hay không hay các trường hợp không mong muốn khi tiêm phòng là gì để có sự chuẩn bị tốt nhất.
>> Xem thêm: Bật mí 5 loại thảo dược tốt cho sức khỏe thai phụ