Bệnh thủy đậu là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đây là bệnh lành tính nhưng lại rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, ba mẹ cần phải nắm rõ các cách điều trị bệnh để giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh, đảm bảo sức khỏe cho bé. Hãy cùng lamcachnao.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bệnh thủy đậu do virus – tên Varicella Zoster Virus gây ra, vì thế thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh nên khi bé bị thủy đậu bố mẹ cần phải đưa bé đi khám bệnh ngay. Các bác sĩ sẽ quyết định điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà, cũng như quá trình điều trị dựa vào độ tuổi, sức khỏe và mức độ nhiễm trùng của bé.
Sau đây là 5 cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh khỏi và không để lại sẹo:
Cách ly trẻ để tránh lây nhiễm
Để tránh lây nhiễm, nên cho trẻ bị thủy đậu nằm trong phòng cách ly. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời.
Thời gian cách ly từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt đậu, phỏng nước khô hoàn toàn (trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày).
Ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang N95 (nếu chưa bị thủy đậu) hoặc khẩu trang ngoại khoa (nếu đã từng bị bệnh hay đã tiêm phòng thủy đậu). Nếu phải đưa trẻ ra khỏi phòng thì cần đeo khẩu trang cho trẻ.
Ba mẹ nên vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.
[su_box title=”Xem Thêm” style=”bubbles” box_color=”#f54280″ radius=”2″]
Ba mẹ đã biết cách điều trị bệnh thuỷ đậu ở trẻ em chưa?
Nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em
[/su_box]
Giữ sạch da và vệ sinh thân thể đây là điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh thủy đậu
Cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu, mềm, lỏng, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay, tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.
Tắm rửa hàng ngày trong phòng kín gió, bằng nước ấm hoặc bằng các dung dịch sát khuẩn.
Giữ vệ sinh mũi, răng miệng, nên đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Khi vừa mới lành bệnh, ba mẹ cần tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn uống hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.
Tập trung điều trị các triệu chứng
Dùng dung dịch xanh – methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt đậu đã vỡ hoặc mọng nước (không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ).
Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt cho trẻ bị thủy đậu, có thể cho dùng acetaminophen. Đặc biệt, không được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ bị bệnh thủy đậu, vì có thể xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hóa nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
Chống ngứa để trẻ đỡ cào, gãi bằng cách sử dụng các thuốc kháng histamin (như: chlopheniramin, loratadine…)
Những việc không nên làm khi trẻ bị bệnh thủy đậu
Kiêng gió, kiêng nước, để trẻ ở trong phòng quá kín,… Quan điểm này rất sai lầm vì càng gây đổ mồ hôi, ngứa càng dễ nhiễm trùng vết rạ, nhiễm trùng da, để lại sẹo…
Cho trẻ mặc quần áo quá dày, kiêng tắm rửa hằng ngày,… điều này cũng khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, gãi gây trầy xước các nốt đậu dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu,…
Sử dụng các loại lá cây đắp lên nốt rạ, tắm gốc rạ, uống nước rạ,… Tuy nhiên trên thực tế, đốt gốc rạ uống có thể gây ngộ độc, tắm bằng các loại lá cây, gốc rạ dễ gây ngứa, nhiễm trùng da,…
Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của thầy thuốc (ví dụ như tự ý dùng thuốc Aspirin để hạ sốt có thể dẫn đến hội chứng Reye – một bệnh chuyển hóa nặng gồm tổn thương não và gan).
Phòng ngừa bệnh thủy đậu
Phụ nữ chuẩn bị có gia đình, đang độ tuổi sinh sản hoặc đang có ý định mang thai cần chích ngừa bệnh thủy đậu trước khi mang thai 1 – 2 tháng. Vì trong thời gian mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mắc thủy đậu có thể gây hậu quả cho thai nhi như chậm phát triển, sẹo sau sinh, đục thủy tinh thể,…
Nên tiêm ngừa đầy đủ 2 mũi vacxin cho trẻ: mũi 1 lúc trẻ 12 tháng tuổi và mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng để đảm bảo miễn dịch.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, nếu trường hợp phải tiếp xúc thì cần đeo khẩu trang chống lấy nhiễm.
Trên đây là 5 cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh khỏi và không để lại sẹo, lamcachnao.vn chúc các bé mau chóng khỏi bệnh và phát triển thật tốt nhé!