5 cách hóa giải giúp con hết mè nheo, rên rỉ

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ con phải dựa vào người lớn trong hầu hết mọi việc – ăn, uống, ngủ, sinh hoạt, được yêu thương… chứ chưa thể tự mình làm được. Thêm vào đó, bé cũng lại chưa biết nhiều cách để thể hiện điều mình muốn nên tạm dùng cách rên rỉ; nếu bạn càng để con đạt được nhiều từ việc than vãn, rên rỉ đòi hỏi này, bé sẽ càng nhận thấy đây là cách giao tiếp hiệu quả.

Bạn có thể làm gì để giúp hóa giải những thói quen không tốt này ở trẻ, Làm Cách Nào xin chia sẻ 7 cách sau:

Hiểu được rằng con cần được chú ý

Trẻ nhỏ thường dùng đến cách mè nheo khi không nhận được sự chú ý của bố mẹ. Đó là lý do vì sao việc này thường xảy ra khi bạn đang nói chuyện với bạn bè, đang làm việc, hoặc đang chăm chú xem một công thức nấu nướng phức tạp. Nói ngắn gọn, bất kỳ lúc nào bạn đang tập trung vào thứ gì khác, và con bạn cần (hoặc bé nghĩ là bé cần) sự giúp đỡ của bạn đều là những thời điểm lý tưởng cho việc mè nheo cả.

5-cach-hoa-giai-giup-con-het-me-nheo-ren-ri-3

Một mẹ có con 2 tuổi chia sẻ, chị nhận thấy con mình chỉ mè nheo khi chị không đáp lại bé, vậy nên chị cúi xuống, nhìn vào mắt con, và sau khi đã cho con thấy mình đang lắng nghe bé nói, chị dễ dàng có thể bảo con nói lại đàng hoàng thay vì cái giọng đáng ghét kia.

Mỗi khi con hỏi điều gì bằng giọng dễ thương, hãy cố gắng trả lời con ngay. Nếu bạn không thể ngay lập tức làm giúp điều mà bé muốn, hãy ghi nhận yêu cầu và cho một cái hẹn cụ thể. (“Con yêu à, mẹ biết con muốn uống nước trái cây, con chờ mẹ vài phút để mẹ cất quần áo xong đã nhé.”) Và sau đó, hãy giữ lời, và nhớ khen vì con đã cố gắng chờ được theo lời bạn.

Giúp con hiểu

Người lớn thường cho rằng trẻ con hiểu được mè nheo, rên rỉ là gì và nhận ra được nghe nó kinh khủng thế nào, nhưng sự thực thường không phải vậy. Hãy bảo ngay, “Con đang mè nheo đó,” và yêu cầu con dùng giọng bình thường để nói lại điều muốn nói. Nếu con khó nhận ra được sự khác biệt, hãy tái hiện lại để cho bé biết bạn nghe thấy những âm thanh đó khác nhau như thế nào (không phải bạn nhại để chế nhạo bé đâu nhé).

5-cach-hoa-giai-giup-con-het-me-nheo-ren-ri-1

Một số chuyên gia đề nghị bạn ghi âm / ghi hình lại khi con đang mè nheo và khi đang nói chuyện bình thường. Khi bạn và con đều vui vẻ, hãy mở lại đoạn băng này để con nhận ra sự khác biệt. Giải thích cho con hiểu rằng tiếng than vãn, rên rỉ nghe không hay chút nào, sẽ khiến người khác không muốn nghe con nói nữa.

Chỉ cho con cách hay hơn để nêu lên nhu cầu của mình

Đôi khi con mè nheo bởi vì không biết cách thể hiện cảm xúc của mình, vậy nên bạn hãy giúp bé. Chẳng hạn, bạn có thể nói, “Mẹ thấy là con đang buồn, là vì mẹ không thể đưa con đi công viên chơi ngay phải không?” Cách mở lời như vậy sẽ giúp việc chia sẻ suôn sẻ hơn.Trẻ con đang luyện tập khả năng giao tiếp, và có thể bực bội khi không thể tìm được từ để thể hiện suy nghĩ của mình. Một số bố mẹ thấy rằng dạy con một số cách nói hoặc cách ra hiệu đơn giản khi không tìm được từ phù hợp làm giảm hẳn việc bé khóc lóc hoặc rên rỉ.

5-cach-hoa-giai-giup-con-het-me-nheo-ren-ri-4

Kể cả khi đòi hỏi của con là chính đáng, bạn cũng cần cho bé biết là đòi hỏi đó sẽ không được đáp ứng nếu cách mà bé đòi hỏi không “hợp lệ”. Hãy nói, “Con nói kiểu đó là mẹ không thể hiểu được. Con hãy dùng giọng bình thường của con để nói lại đi, và mẹ sẽ vui vẻ lắng nghe.” Đừng tức giận, tức giận thì chỉ đổ thêm dầu vào lửa mà thôi.

Một số đứa trẻ sẽ dễ hiểu được hơn khi bạn thể hiện bằng hành động, chẳng hạn như bịt tai và giả vờ rúm người thể hiện sự khó chịu khi nghe thấy tiếng mè nheo.

Hãy xác định khoảng thời gian chờ đợi của con một cách thực tế

Bạn chỉ có thể trông đợi con chờ đợi trong số phút tương ứng với số tuổi của bé (chẳng hạn 2 tuổi thì chờ trong 2 phút). Bạn đừng chỉ nói “lát nữa đi con,” bởi cái “lát nữa” đó với trẻ con mà nói thì nó mơ hồ và vô nghĩa lắm.

Hãy tránh những nguy cơ

Trẻ con thường trở nên cáu kỉnh, kèo nhèo khi bé đói hoặc mệt mỏi. Việc bạn đưa con đi mua sắm vào trước giờ ăn, rồi hy vọng bé hiểu được rằng ăn bánh quy sẽ khiến bé bị chán ăn thì chẳng khác nào bạn để một món đồ chơi mới trên bàn rồi bảo con phải chờ đến sinh nhật rồi mới được đụng tới nó. Vậy nên bạn hãy cho con ăn trước khi đi, ngoài ra cũng chuẩn bị thêm một ít đồ ăn vặt lành mạnh để bé có thể nhấm nháp (nếu cần).

5-cach-hoa-giai-giup-con-het-me-nheo-ren-ri-5

Tương tự, cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều cho cả hai nếu bạn có thể tránh được việc tha bé theo đi mua hàng – thậm chí là đi chơi – vào lúc gần giờ ngủ của bé.

Thử làm con phân tâm

Trẻ nhỏ ở tuổi mới vừa tập đi chưa có nhiều kỹ năng giao tiếp, nên bất kỳ điều gì – như không có đủ đồ chơi, có quá đông người trong phòng, hoặc có quá nhiều nước trong cốc của bé – cũng có thể khiến bé mè nheo. Hãy hiểu nhu cầu của con và để ý để sẵn sàng đánh lạc hướng con trước khi bé trở nên khó chịu.

Hãy cố gắng luôn bình tĩnh, đừng nổi sung lên và cũng đừng nhượng bộ, kể cả khi việc đó có thể tạm thời giúp bạn “thoát nạn” ngay. Bạn không muốn con có được cái suy nghĩ rằng rên rỉ ỉ ôi là cách tốt để có được những gì mà bé muốn phải không nào?

Có cách phản ứng nhất quán

Bạn đừng nghĩ đến chuyện nhượng bộ mà hãy cố gắng luôn phản ứng nhất quán, vì chỉ cần một lần “thắng” – sau rất nhiều lần “thua” – con bạn sẽ cho rằng việc mè nheo của bé là có hiệu quả.

5-cach-hoa-giai-giup-con-het-me-nheo-ren-ri-2

Cũng quan trọng như việc cư xử nhất quán đó là bạn hãy ghi nhận sự thay đổi trong tông giọng của con: khi con dùng giọng bình thường để hỏi xin điều gì đó, hãy đáp lại ngay để bé biết rằng đó mới là cách đúng và có hiệu quả. Bạn đừng cảm thấy có nghĩa vụ phải cho con thứ mà bé muốn chỉ bởi vì bé hỏi xin mà không rên rỉ, mè nheo, nhưng hãy hiểu và đánh giá cao cách đưa ra yêu cầu của bé.

Dành cho con đủ sự quan tâm, để con biết rằng bé có thể có được sự quan tâm của bạn mà không cần phải rên rỉ ỉ ôi. Hãy chắc chắn dành thời gian mỗi ngày để cùng đọc sách với con, chơi trò chơi, hay làm một việc quen thuộc nào đó. Hãy ôm con nhiều, trìu mến, khen ngợi con khi bé làm điều tốt.

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng