Thuốc tránh thai khẩn cấp được xem là phương pháp ngừa thai tiện dụng và hiệu quả mà nhiều chị em tìm đến, nhằm tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn sau quá trình quan hệ nhưng lại không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Trên thực tế, nhiều người khá lo lắng bởi ngay khi sử dụng loại thuốc này, cơ thể đôi khi lại xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ ấy thường sẽ có thể tự hết sau một vài ngày mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, các chị em cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp và không nên quá lạm dụng chúng.
Hãy cùng Làm Cách Nào điểm qua một vài những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp đáng lưu ý để tránh bỡ ngỡ cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả nếu chẳng may bạn rơi vào trường hợp này nhé.
5 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Đáng Lưu Ý Cho Các Chị Em
Chảy máu âm đạo
Có đến trên 50% phụ nữ uống thuốc ngừa thai khẩn cấp xảy ra tình trạng chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh. Tuy nhiên, tình trạng này hầu như không kéo dài mà sẽ giảm dần khi cơ thể bắt đầu quen với thuốc và các tác dụng phụ ấy sẽ không ảnh hưởng gì đến hiệu quả sử dụng của thuốc ngừa thai. Đặc biệt, với các viên thuốc mà thành phần có chứa cả 2 hormone estrogen cùng progestin thì chảy máu âm đạo thường sẽ nhiều hơn.
Cần lưu ý rằng, nếu sau khi uống thuốc tránh tháng khẩn cấp, cơ thể vẫn duy trì tình trạng bị chảy máu ở khu vực âm đạo này liên tục đến 3 ngày, bạn cần liên hệ ngay với các bác sĩ phụ khoa và tiến hành thăm khám để có hướng khắc phục tốt nhất.

Căng tức ngực
Dấu hiệu ngực căng tức thường chỉ xảy ra khi thai kỳ đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, với việc sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp, bạn cũng có thể sẽ bị gặp phải triệu chứng này, khiến bạn bạn dễ nhầm lẫn chính mình đang mang thai.
Trên thực tế, do thuốc tránh thai khẩn cấp khiến cơ thể bạn bị thay đổi và rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, khiến ngực bị căng, tức, gây cảm giác khó chịu cho các chị em. Căng tức ngực thông thường sẽ cải thiện sau khi bạn đã dùng thuốc được một vài lần.
Bạn có thể giảm caffeine và muối trong khẩu phần ăn uống, sinh hoạt, thêm vào đó là mang áo chip nâng ngực nhằm giúp giảm tình trạng cương đau hiệu quả.
Nếu việc tức ngực kèm theo xuất hiện u cục hoặc bị đau liên tục và kéo dài không hết, bạn cần liên hệ và thăm khám bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân chính xác nhất.

Mệt mỏi và nhức đầu
Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp gây nên kích thích, khiến lượng hormone trong cơ thể bạn bị thay đổi đột ngột, từ đó gây nên hiện tượng mệt mỏi, cơ thể uể oải mà điển hình là xuất hiện triệu chứng nhức đầu.
Bạn nên nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng, để cơ thể tự cân bằng khi gặp hiện tượng này nhé.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp có thể kể đến buồn nôn
Không chỉ là triệu chứng thường bắt gặp khi mang thai, buồn nôn cũng là một trong các tác dụng phụ thuốc mà thuốc ngừa thai khẩn cấp mang lại. Tương tự như các tác dụng phụ trên, tình trạng buồn nôn nhẹ cũng sẽ được giảm đáng kể và ngưng hẳn sau một vài lần bạn sử dụng thuốc.
Các chị em có thể uống thuốc cùng với thức ăn hoặc sử dụng chúng khi đi ngủ để tránh gây ra tình trạng khó chịu này trong quá trình sử dụng thuốc.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là một trong tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, chu kinh nguyệt của bạn lúc này có thể bị đảo lộn và rất khó để kiểm soát, có thể kỳ kinh xảy ra sớm hơn, cũng có thể muộn hơn hoặc bị mất hẳn trong một vài tháng. Ngoài ra, các chị em cũng rất dễ bị rong kinh vào giữa chu kì.
Nếu bạn rơi vào tình trạng kinh nguyệt không diễn ra hoặc ít khi diễn ra khi sử dụng thuốc, lúc này, bạn nên thử thai và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.

Hy vọng, với 5 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp đáng lưu ý cho các chị em mà Làm Cách Nào đã chia sẻ ở trên, bạn đã có thêm những thông tin đầy hữu ích cho bản thân về loại thuốc này. Qua đó, mỗi chúng ta hãyân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn sử dụng thuốc, để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình nhé!
>> Xem thêm: Buồn nôn khi mang thai – làm sao để hạn chế tình trạng này một cách hiệu quả?