Táo bón ở trẻ là tình trạng đi tiêu gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài và khoảng các giữa các lần đi tiêu dài hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ…Việc dựa vào tần suất số lần bé đi tiêu trong một ngày hoặc trong một tuần cũng không hoàn toàn định nghĩa được táo bón. Nếu bé đi phân dẻo, dễ ra và khoảng 4 đến 5 ngày đi 1 lần thì không có gì đáng lo. Làm Cách Nào xin chia sẻ 5 nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ trong bài viết sau đây nhé !
Ba Mẹ cần biết – 5 nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ do thiếu nước
Nếu bé bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu, từ thức ăn hoặc đồ uống mà bé dùng hoặc thậm chí là phân trong đường ruột của bé. Điều này vô tình khiến kết cấu của phân bé trở nên khô và rắn hơn khiến bé gặp khó khăn khi đi tiêu.
Do đó, hãy cho trẻ sơ sinh bú đủ.
Trong một vài trường hợp, bạn có thể cho bé uống bù nước nếu cần. Trẻ nhỏ thường quên uống nước, hãy luôn nhắc nhở trẻ uống nước bất cứ khi nào. Việc này giúp ngăn ngừa táo bón và mất nước.
Táo bón ở trẻ do thiếu chất xơ
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón ở trẻ nhỏ. Các bé thường ít ăn rau và trái cây nên phân thường khô, gây khó khăn cho việc đi tiêu. Chất xơ từ thực phẩm giúp tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn và dễ dàng đi tiêu.
Do đó, bạn hãy tập cho bé thói quen ăn rau và trái cây mỗi ngày ngay từ khi mới tập ăn dặm để có chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Táo bón ở trẻ do thức ăn quá đặc
Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… thường thiếu chất xơ.
Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến con bị táo bón. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ có thể do uống sữa công thức
Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước… Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.
Nếu đang uống sữa công thức, bé có nguy cơ cao bị táo bón. Nguyên do là thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
Nếu nhận thấy con bị táo bón do sữa công thức, bạn có thể chuyển sang một loại sữa công thức khác phù hợp hơn với con. Bạn có thể trao đổi vứi bác sĩ về điều này để tìm ra loại sữa phù hợp nhất cho bé.
Do các vấn đề sức khỏe khác
Bé bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp có thể làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh hay bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung): Trong đó phân đoạn ruột già thiếu tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh) khiến ruột già không nhận được hướng dẫn từ não để hoạt động đúng.
Những trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với trẻ cùng độ tuổi, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn.
Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề với cột sống. Rối loạn này khiến trẻ thường gặp các vấn đề về vận động, có những cử động ruột bất thường, hoặc thiếu sự phối hợp trong vận động của ruột.
>> Xem thêm: Dạy con tự lập – 5 bước ba mẹ cần cho con biết