Bên cạnh những loại thảo dược không tốt cho sức khỏe bà bầu như lô hội, cây húng quế, nhân sâm,… thì có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng làm giảm nguy cơ xuất huyết, giảm buồn nôn và các chứng bệnh buổi sáng cho phụ nữ mang thai.
Vậy đó là những loại thảo dược nào? Hãy cùng lamcachnao.vn tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
5 loại thảo dược tốt cho sức khỏe thai phụ
-
Gừng tươi
Gừng là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Chúng ta có thể sử dụng gừng làm gia vị hỗ trợ tiêu hóa rất tốt hoặc làm trà thanh nhiệt, giải độc hoặc giữ ấm cơ thể vào những ngày mùa đông.
Thế nhưng ít ai biết, gừng còn là một loại thảo dược quý dành cho thai phụ. Mẹ bầu sử dụng gừng để tránh tình trạng nôn mửa và rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng có hiệu quả tốt nhất thì mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
-
Bồ công anh
Bồ công anh loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng ít ai biết đây là một loại thảo dược rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bởi nó mang trong mình hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
Vì vậy, nếu mẹ bầu uống nước trà bồ công anh sẽ tăng cường chức năng thận và loại bỏ lượng nước dư thừa giúp lợi tiểu. Bên cạnh đó còn có tác dụng bổ cho gan, khắc phục chứng chán ăn, đầy hơi, viêm vú, thông tắc tia sữa,…
Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên lạm dụng loại thảo dược này sẽ phản tác dụng đấy nhé!
-
Tía tô
Ngoài tác dụng giải cảm, lá tía tô còn là là một vị thuốc an thai, dưỡng thai vô cùng hiệu quả mà có lẽ rất nhiều mẹ bầu không biết điều này.
Đặc biệt, khi kết hợp tía tô với các loại thảo dược khác như trần bì, sa nhân,… sẽ có tác dụng giảm ốm nghén, buồn nôn hoặc xoa dịu những cơn đau lưng cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, tía tô còn có tác dụng chống táo bón, giảm bí tiện, khắc phục tình trạng phù nề, tiểu ít, ho nhiều đờm, khó thở,…
Tuy nhiên các bà bầu và gia đình cần chú ý tuyệt đối không sắc nước lá tía tô uống thường xuyên vì có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, mọi thang thuốc cần phải được sắc và uống theo chỉ định của thầy thuốc.
-
Gai vị
Là người Việt, chắc có lẽ mọi người không xa lạ gì với cây gai – một loại cây có lá được sử dụng để làm món bánh gai. Nhưng ít ai biết gai vị còn là loại thảo dược an thai rất tốt không thua gì các loại thảo quý hiếm khác.
Để an thai bằng loại thảo dược này, mẹ bầu hãy nấu củ gai vị với gà ác, móng giò, bồ câu,… thành các món ăn bổ dưỡng hoặc luộc ăn, sắc nước uống thay nước uống hàng ngày. Ngoài tác dụng an thai, gai vị còn có khả năng trị chứng tiểu tiện, đại tiện ra máu, viêm tử cung, sa tử cung.
Riêng trong trường hợp thai phụ bị dọa sẩy thai nên dùng 30gram rễ cây gai tươi hoặc phơi khô sắc với 600ml nước, nấu sôi cho đến khi còn 200ml chia. Đổ ra chén, chia làm 3 lần uống/ngày. Tuy nhiên, chỉ nên uống 1- 2 ngày là hiệu quả nhất.
-
Ngải cứu
Từ xa xưa, ngải cứu đã được biết đến là một vị thuốc Đông y quý có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giảm cơn đau vùng bụng, tăng tuần hoàn máu. Đặc biệt, ngải cứu được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp, chẳng hạn như ăn kèm với trứng hoặc sắc lấy nước uống.
Không chỉ có tác dụng an thai, loại thảo dược này còn dùng làm thuốc điều kinh hoặc hồi phục sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Mặt khác, dùng ngải cứu rang nóng với muối bỏ vào túi chườm có thể chữa được bệnh đau lưng, đau khớp háng, đau hông cho phụ nữ mang thai.
Với 5 loại thảo dược mà Làm Cách Nào chia sẻ trong bài viết trên đây đều mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh trường hợp “không may” xảy ra, các mẹ bầu cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Mà tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyển sang sử dụng các loại sản phẩm có chiết xuất từ các loại thảo dược này thay vì tự mình chế biến.
Chúc mọi người đọc tin vui vẻ và đừng quên theo dõi Làm Cách Nào để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
>> Xem thêm : Diệu kỳ quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần trong bụng mẹ