U máu là một trong những bệnh lý bẩm sinh lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này xuất hiện khi bé ở tuần tuổi thứ 3, cũng có một số bé từ khi mới sinh ra đã gặp phải. Với biểu hiện là trên da xuất hiện những đốm máu đỏ, phẳng hoặc u thành khối, mọc khắp nơi trên cơ thể.
Vậy bệnh u máu có gây nguy hiểm cho trẻ không? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Đáp án có ngay trong bài viết ngày hôm nay của Làm Cách Nào, tìm hiểu để có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại bệnh trẻ em này nhé!
Bệnh u máu ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh u máu
Nhiều công trình nghiên cứu y học cho thấy có khoảng 30% trẻ mắc phải bệnh u máu nhưng cho đến nay chưa có một kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, căn cứ vào biểu hiện của bệnh thì nguyên nhân khiến trẻ bị u máu có thể là do:
+ Di truyền từ bố mẹ sang con cái
Khi bố hoặc mẹ đã có u máu thoái triển thì con vẫn có nguy cơ bị bệnh u máu. Hoặc trong quá trình mang thai, mẹ bị rối loạn hormone, rối loạn về mạch máu do ảnh hưởng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá hay các chất hóa học độc hại,..
+ Bệnh u máu ở trẻ nhỏ: Xuất hiện khi bé chỉ được vài tuần đến vài tháng tuổi, lúc này u máu chỉ là một vết nhỏ như nốt ruồi son.
+ Bệnh máu bẩm sinh
Điều này có nghĩa là bệnh u máu xuất hiện ngay từ bào thai vì thế sinh ra trên cơ thể của trẻ đã gặp phải. Và nó thường được chia thành 2 dạng thoái triển và không thoái triển:
- Dạng thoái triển với tên khoa học là Rapid Involuting Congenital Hemangioma – một khối màu đỏ tía lớn nhỏ tùy trường hợp và tiến triển cũng giống như loại bướu máu trẻ nhỏ.
- Dạng không thoái triển có tên khoa học Non Involuting Congenital Hemangioma, có nghĩa là khối u máu sẽ phát triển lớn dần theo sự phát triển của trẻ, không bị mất đi mà tồn tại mãi mãi trên cơ thể trẻ.
Cách điều trị bệnh u máu ở trẻ em
Khi thấy “cục cưng” nhà mình xuất hiện những đốm máu đỏ trên cơ thể cũng như các biểu hiện của bệnh, các bậc phụ huynh sẽ rất lo sợ vì vậy tìm mọi cách để điều trị cho con.
Tuy nhiên, u máu là một căn bệnh lành tính nên đối với nhiều trường hợp bệnh nhẹ thì sau một khoảng thời gian nhất định, bệnh sẽ tự động biến mất mà không để lại di chứng, không gây tử vong hay ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Nhưng trong một số trường hợp, u máu bị biến tính và gây nên những biến chứng đối với cơ thể của trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. Trong trường hợp này nếu phát hiện và điều trị đúng cách sẽ trị dứt điểm bệnh mà không để lại sẹo, ngược lại mang đến kết quả thành công cao hơn.
Với những thông tin về bệnh u máu mà lamcachnao.vn chia sẻ trong bài viết trên hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh lý này và phần nào bớt lo lắng khi con mình không may gặp phải. Hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè hoặc người thân để mọi người có thêm hiểu biết về bệnh trẻ em này nhé!
>> Xem thêm: Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bố mẹ đừng nên chủ quan