Bí quyết giảm ốm nghén hiệu quả cho bà bầu

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến ốm nghén thì có vô vàn biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Bất kì dạng ốm nghén nào cũng khiến các chị em lo sợ và khó chịu khi mang bầu. Cùng lamcachnao.vn tham khảo các bí quyết giảm ốm nghén an toàn, hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhé !

Bí quyết giảm ốm nghén hiệu quả cho bà bầu

  1. Ổn định tinh thần

Thông thường tình trạng ốm nghén diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, có những trường hợp kéo dài hơn, xảy ra trong suốt quá trình mang thai.

Ốm nghén thường diễn ra vào buổi sáng sau khi mẹ thức giấc hoặc ở một số mẹ bầu có thể xảy ra cả ngày.

Triệu chứng ốm nghén có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và lo lắng nhưng đây là dấu hiệu cho thấy thai kỳ của mẹ ổn định.Theo nhiều nghiên cứu khoa học, ốm nghén không gây hại cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc mẹ bầu bị ốm nghén, nôn ói như một cách để cơ thể loại bỏ những chất độc hại trong cơ thể, để thai nhi có môi trường phát triển tốt nhất.

Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng suy nghĩ lạc quan để giữ sức khoẻ tinh thần tốt. Lo sợ có thể làm nghiêm trong hơn các triệu chứng ốm nghén.

bi-quyet-giam-om-nghen-hieu-qua
Tinh thần lạc quan có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén
  1. Lựa chọn thực phẩm giúp giảm ốm nghén

Mẹ bầu có thể thử những món ăn khác nhau để nhận diện được loại thực phẩm nào khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Hãy lựa chọn những món ăn yêu thích và được khuyến khích dùng cho bà bầu.

Mẹ bầu cũng có thể lựa chọn thực đơn đơn giản, dễ làm, dễ tiêu hóa. Lúc này, mẹ cần duy trì ăn uống đầy đủ để tránh thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến thai nhi chậm phát triển.

Gợi ý một số thực phẩm giúp giảm ốm nghén cho mẹ bầu:

  • Vitamin B6

Để đảm bảo thai nhi đủ chất, có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt v.v…

Các chất dinh dưỡng bổ sung này có thể áp đảo hệ thống tiêu hóa và làm bạn buồn nôn. Do đó, hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói.

Nếu các loại vitamin này vẫn gây khó chịu cho bạn mỗi lần dùng, nên trao đổi với bác sĩ để được cung cấp những loại vitamin khác ít hiệu lực hơn cho đến khi chứng buồn nôn giảm dần.

Một số mẹ bầu thấy chứng buồn nôn sẽ giảm nhiều khi dùng vitamin trước khi ngủ hoặc mới thức dậy vào buổi sáng, vì vậy bạn cũng có thể áp dụng cách này nếu thấy phù hợp

Sử dụng 25mg vitamin B6 3 lần một ngày (tổng cộng là 75g/ngày) có công dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần uống trong khoảng 3 ngày là đủ.

  • Gừng

Mẹ bầu hãy làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Chị em bầu bị ốm nghén nên nhâm nhi kẹo gừng hàng ngày.

bi-quyet-giam-om-nghen-hieu-qua-2

  • Chanh tươi

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

  • Bạc hà

Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bạn có thể uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà cho đèn xông phòng.

Một số thực phẩm có thể cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để duy trì thai kỳ mà lại có tác dụng làm dịu tình hình ốm nghén.

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu nhiều tinh bột làm giảm axit trong đường tiêu hóa, từ đó làm dịu chứng buồn nôn. Các loại bánh tây nhạt, không hoặc ít đường sẽ giúp mẹ bầu đỡ đói khi không thể ăn các món ăn khác.

Ngoài ra, việc kết hợp các món ăn chứa carbonhydrate phức tạp với protein trong thịt nạc, cá vừa giúp cung cấp calo cho mẹ bầu, vừa cải thiệt bớt tình trạng nghén thai kỳ.

Ví dụ, mẹ bầu có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, ngô, các loại đậu và đậu Hà Lan với thịt nạc nhiều đạm như thịt heo, bò, thịt gia cầm bỏ da, hoặc đậu phụ.

Có một số loại trái cây, thức uống và hoa quả cũng giúp cho mẹ bầu nhấm nháp hàng ngày để đỡ lạt miệng, bớt cảm giác buồn nôn như chuối (chứa nhiều kali, 1 vi chất được xem là có khả năng “đè bẹp” buồn nôn), bơ (dồi dào vitamin B6 giúp hạn chế nghén), củ đậu, me, bưởi, khoai lang, bí đao, hay uống nước ấm hòa vài lát chanh tươi, trà pha vài lát gừng với mật ong, sinh tố bơ v.v…

Chất sắt cũng góp phần hiệu quả giúp giảm bớt triệu chứng buồn nôn, nôn ói, vì vậy mẹ bầu nên chọn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh.

  1. Chia nhỏ bữa ăn

Bà bầu có nhu cầu cần bổ sung năng lượng lớn hơn nhiều so với bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nhanh đói, khi đói dễ giảm huyết áp gây chóng mặt, ruột cồn cào, cảm giác nôn ói.

Việc chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp cung cấp năng lượng thường xuyên cho bà bầu, ngăn chặn tình trạng buồn nôn, chóng mặt, giảm ốm nghén.

bi-quyet-giam-om-nghen-hieu-qua-3
  1. Tránh xa môi trường nhiều mùi

Một không gian thoáng đãng, không có quá nhiều mùi vị hỗn tạp rất tốt cho bà bầu giảm ốm nghén, buồn nôn. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những nơi có mùi khó chịu làm bạn muốn nôn ói.

Cũng cần nhớ rằng, 1 loại nước hoa quá nồng hay các chất tẩy rửa gia dụng cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghén ngẩm của bạn.

Các yếu tố môi trường khác tác động tới chứng nghén mà bạn có thể điều chỉnh gồm nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.

  1. Ngủ đủ giấc

Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt.

Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

  1. Ăn vặt

Bạn chỉ cần ăn vặt một chút gì đó như một quả chuối hay một chút bánh quy khi cảm thấy buồn nôn. Bạn sẽ quên cảm giác này ngay lập tức.

Thêm vào đó, bánh quy hay bánh mì là những thứ giàu carbohydrate, có hương vị dễ ăn và thấm nước nên ăn chúng vào lúc đói có thể giúp hấp thụ axit thừa trong dạ dày.

Kết quả là, bạn sẽ tránh được tình trạng dư axit, dẫn đến tình trạng ợ chua và buồn nôn.

bi-quyet-giam-om-nghen-hieu-qua-4
Một chút bánh ngọt có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn
  1. Uống đủ nước

Nước giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt.

Nước cũng quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Theo lời khuyên của các chuyên gia khoa sản, bà bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

  1. Đi khám ngay khi có dấu hiệu lạ

Nếu nôn quá nhiều (4-5 lần/ngày), không thể ăn thứ gì, nôn ra máu, hay cảm thấy mệt mỏi và bị giảm cân theo thời gian, bạn nên tìm đến bác sĩ để có những phương án xử lý kịp thời.

Các mẹ đừng cố ăn những thứ khiến mình buồn nôn, mỗi lần ăn một ít để dễ dung nạp. Mẹ bầu cũng không nên vì mệt mà nằm một chỗ. Vận động, làm một số việc nhẹ nhàng, vừa sức bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

>> Xem thêm: Top 5 Loại Tinh Dầu Thiên Nhiên Massage Bầu Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng