Cai sữa là một quá trình dài, đòi hỏi người mẹ phải quyết tâm và khéo léo. Việc cai sữa đúng thời điểm sẽ giúp bé bắt đầu tự lập ăn uống và dần trưởng thành hơn. Vậy, cai sữa bao lâu thì hết sữa và các cách làm hết sữa khi cai sữa nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Làm Cách Nào đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Khi nào mẹ nên cai sữa cho con?
Theo các chuyên gia cho biết, trẻ em nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 24 tháng đầu, sữa mẹ có đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho bé và cực kì an toàn so với các loại sữa bột, sữa công thức hiện nay. Sữa mẹ không chỉ là thức ăn, nguồn nước cung cấp dưỡng chất mà việc bú sữa mẹ còn đem lại cho con cảm giác ấm áp, an toàn, tạo sự gắn bó giữa mẹ và bé. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ sẽ có khả năng trí tuệ cao hơn, nguy mắc bệnh thấp hơn và sức đề kháng tốt hơn.
Thời điểm cai sữa tốt nhất là khi trẻ đã được hơn 1 tuổi thì các mẹ nên bắt đầu kế hoạch cai sữa cho con. Việc cai sữa sẽ giúp bé dần trưởng thành hơn và bắt đầu từ việc tự lập ăn uống. Cai sữa cho bé sớm còn giúp mẹ có nhiều thời gian hơn cho những công việc khác.
Cai sữa đòi hỏi người mẹ phải quyết tâm và khéo léo, để không gặp phải những phản ứng tiêu cực từ con như những cơn khóc lóc, vật vã.
Ngoài ra, nếu cho trẻ bú sữa sau 24 tháng thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng cho trẻ, việc cai sữa đúng cách sẽ giúp người mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh về vú.
[su_box title=”Xem Thêm” style=”bubbles” box_color=”#f54280″ radius=”2″]
Sữa mẹ ít dần phải làm sao để cải thiện?
Cai sữa bao lâu thì hết sữa và mẹo cai sữa đơn giản, hiệu quả
Mẹo hay giúp mẹ cai sữa cho bé một cách dễ dàng và nhanh chóng
Các bà mẹ sẽ không còn thắc mắc cai sữa bao lâu thì hết sữa sau bài viết này
[/su_box]
Cai sữa bao lâu thì hết sữa?
Quá trình cai sữa thường phải mất một khoảng thời gian dài, từ vài tháng cho đến một năm. Thời gian cai sữa sẽ phụ thuộc vào:
- Đặc điểm, cơ địa cơ thể người mẹ
- Cách cai sữa
- Chính bản thân trẻ
Sau giai đoạn cai sữa, thỉnh thoảng bầu ngực vẫn sẽ chảy ra một ít sữa vì sữa vẫn chưa hết hoàn toàn. Khi sữa còn trong bầu ngực, mẹ có thể sẽ cảm thấy bầu ngực đau, tức ngực, căng cứng,… Sau khi ngừng hẳn cho con bú và vắt gần hết sữa, thông thường sẽ mất khoảng vài tuần đến 1 tháng mới thực sự hết sữa, núm vú khô hoàn toàn.
Các cách làm hết sữa khi cai sữa
Giảm dần cữ bú
Khi cho bé cai sữa, mẹ cần phải giảm dần dần cữ bú cho con, chẳng hạn như bình thường mẹ cho bú 9 cữ/ngày, thì trong tuần đầu tiên mẹ giảm xuống còn 8 cữ/ngày.
Mẹ không nên ngưng cho bé bú ngay lập tức, mà nên giảm dần các cữ bú trong ngày, giảm dần đều theo thời gian, để lượng sữa được điều tiết phù hợp và tự ít dần đi. Đây là một lựa chọn cai sữa tốt và an toàn, vừa giúp ngực của người mẹ không bị căng sữa khi con ngưng bú vừa giúp trẻ không bị chấn động tâm lý vì bị ngưng bú sữa đột ngột.
Ưu điểm của giải pháp này là an toàn, tâm lý của cả mẹ và bé thoải mái hơn. Ngược lại, nhược điểm là mất rất nhiều thời gian, phải đi theo cả một quá trình và đòi hỏi sự kiên trì từ người mẹ
Vắt sữa
Song song với việc giảm cữ bú, người mẹ có thể không cho con bú trực tiếp mà vắt ra cho con bú bằng bình hoặc đút bằng thìa. Nếu thấy bầu ngực căng cứng, tức ngực mẹ có thể vắt sữa bỏ đi.
Vắt sữa bằng tay giống như hoạt động bú giả, cũng có khả năng kích thích tiết sữa nhưng tác dụng sẽ kém hơn rất nhiều so với hoạt động bú mẹ của con.
Sau khi cai sữa, mẹ phải vắt sữa mỗi ngày cho đến khi hết hẳn sữa mới thôi, bằng cách vắt bằng tay hoặc máy vắt sữa.
Ưu điểm của cách làm hết sữa này là an toàn với cả mẹ và bé. Nhược điểm là mất khá nhiều thời gian.
Nên cho bé bú cách ngày
Cách làm hết sữa này cũng tương tự với việc giảm cữ bú, nhưng quá trình làm hết sữa sẽ nhanh hơn, trong khoảng 10-15 ngày là có kết quả và mẹ có thể cảm nhận được sự khác biệt.
Đầu tiên, mẹ cho bé bú cạn sữa ở cả 2 bên, sau đó cách ly một ngày, khi sữa căng thì mẹ lại cho bé bú cạn sữa lần nữa, dần dần những lần về sau tăng lên cách 2 ngày, 3 ngày,… để lượng sữa dần điều tiết ít lại và cạn hẳn.
Ăn các thực phẩm gây mất sữa
Các mẹ có thể sử dụng các thực phẩm mang tính lạnh, uống một chút bia và đặc biệt là ăn lá lốt.
Giải pháp sử dụng lá lốt để giảm tiết lượng sữa đã có từ lâu đời và thực sự nó khá hiệu quả. Mẹ có thể vắt nước uống 3 cữ/ngày, hoặc chế biến thành các món ăn. Mẹ cũng có thể sử dụng lá dâu, đun lá dâu tươi lên để uống hàng ngày, nhưng phải sử dụng một lượng vừa phải, vì nếu quá nhiều có khả năng nó sẽ làm teo tia sữa, ảnh hưởng đến lần sinh nở tới bạn sẽ không có sữa cho con bú.
Chú ý không nên lạm dụng bia rượu, thuốc tây và các thực phẩm gây hại khác cho cơ thể để làm mất sữa. trong quá trình cai sữa tránh ăn các món ăn lợi sữa (đặc biệt là xôi nếp, lạc,…)
Sử dụng cải bắp ướp lạnh
Đây là cách làm hết sữa khi cai sữa khá đơn giản, chỉ cần lấy vài lá bắp cải cho vào ngăn mát tủ lạnh, đến khi mát thì lấy ra đắp lên bầu ngực thì sữa sẽ tự rút.
Uống thuốc tiêu sữa
Cơ chế hoạt động của các loại thuốc tiêu sữa là kháng Dopamine, ức chế hormone prolactin làm tuyến sữa ngưng tiết sữa. Uống thuốc sẽ giúp tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả, đồng thời giảm các cơn đau, căng tức ngực.
Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tụt huyết áp, đau bụng, táo bón, buồn nôn, chóng mặt,…
Chính vì thế mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng các loại thuốc tiêu sữa, chỉ nên sử dụng thuốc khi đã cai sữa cho bé 5-10 ngày mà sữa không có dấu hiệu giảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước và trong quá trình sử dụng thuốc.
Chúc các bạn xem tin vui vẻ! Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo cùng với lamcachnao.vn để có thêm những thông tin hữu ích khác nhé!