Quá trình lên kế hoạch trước khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu cùng thai nhi duy trì được tình trạng sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ đầy gian nan, vất vả.
Chuẩn bị khi mang thai thực chất sẽ có hàng tá các vấn đề khác nhau mà các chị em cần đặc biệt quan tâm, từ kiểm tra sức khỏe đến kiểm soát chế độ dinh dưỡng,… Hãy cùng Làm Cách Nào điểm qua những điều cần chuẩn bị trước khi lên kế hoạch mang thai, giúp thai kỳ không còn là gánh nặng mà trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn cho cả bố mẹ nhé.
Lợi ích của quá trình lên kế hoạch khi mang thai
Chuẩn bị cho việc mang thai không phải là một việc có thể thực hiện qua loa là được, mà cần phải được lên kế hoạch kỹ càng.
Quá trình này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ thai của người vợ, đồng thời, nhờ việc chuẩn bị tốt, cơ thể của người mẹ cũng đảm bảo ở tình trạng khỏe mạnh, theo đó, giúp giảm tối đa tỉ lệ ốm nghén trong thai kỳ hoặc nếu có ốm nghén thì tình trạng mệt mỏi cũng nhanh chóng qua đi, thai nhi cũng được khỏe mạnh nhất và có nền tảng để phát triển tốt, ngăn ngừa được nhiều rủi ro và dị tật bẩm sinh không mong muốn.

Những điều cần chuẩn bị khi lên kế hoạch mang thai
Ngưng tất cả các biện pháp ngừa thai
Đây là điều cần chú ý đầu tiên và quan trọng nhất. Khi lên kế hoạch mang thai, người vợ cần ngưng hoàn toàn các loại thuốc tránh thai, cũng như các biện pháp ngừa thai khác. Đặc biệt, nên dùng bao cao su trong quá trình quan hệ một khoảng thời gian, đến khi kinh nguyệt của người vợ trở về bình thường và có thể dễ dàng trong việc theo dõi chu kỳ cũng như canh ngày rụng trứng.
Tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện
Một sức khỏe tốt được xem là tiền đề vững chắc để con yêu được phát triển một cách toàn diện nhất. Kiểm tra sức khỏe toàn diện thực chất là cần thiết cho các cặp vợ chồng nhằm tầm soát được một số bệnh có khả năng ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, đặc biệt là các bệnh di truyền tác động đến sức khỏe của mẹ và con trong thai kỳ. Qua đây, khi phát hiện có bệnh thì ta cũng sẽ có hướng can thiệp và điều trị kịp thời nhất.
Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, vợ chồng sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu, nước tiểu để xem bạn có bị viêm gan B, rubella,… hay không. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng còn cần khám phụ khoa nhằm kiểm tra một số bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục…để có phương án điều trị dứt điểm nếu có, giúp đảm bảo được an toàn cho thai kỳ.

Lên kế hoạch khi mang thai bằng cách tiêm ngừa
Các mũi tiêm ngừa trước khi mang thai cần thực hiện như: sởi, bệnh quai bị, bệnh rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan siêu vi B…
Các bệnh kể trên nếu không được phòng ngừa, nếu không may quá trình mang thai mà người mẹ mắc phải sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ lẫn thai, đặc biệt là các tình trạng không mong muốn như: dị tật thai nhi, thai nhi chậm phát triển trí não, nguy hiểm hơn, các mẹ có thể bị sinh non hoặc lưu thai.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ cũng là việc cần làm trong việc lên kế hoạch khi mang thai
Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng đặc biệt nhằm chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất cho người mẹ.
Trong các bữa ăn hàng ngày, cần thay đổi thực đơn, giảm thiểu các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nên chú trọng vào các thực phẩm tươi và có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cần bổ sung các chất: sắt, axit folic, canxi, kẽm,… từ các thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt cá, ngũ cốc….
Trau dồi các kiến thức về sức khỏe khi mang thai
Trang bị sẵn các kiến thức cần thiết cho thai kỳ không bao giờ là thừa thải cả. Việc trau dồi các kiến thức này khiến người mẹ khi đã mang thai sẽ không bị bỡ ngỡ, rơi vào tình trạng lo lắng, hoang mang.
Thêm vào đó, khi có những kiến thức cơ bản, bạn sẽ biết làm thế nào để chăm sóc bản thân và con yêu được tốt nhất, giúp duy trì tình trạng sức khỏe ở mức tối ưu, đảm bảo cho sự phát triển thai kỳ.
Chuẩn bị vấn đề tài chính trước khi mang thai
Trước khi mang thai, cả hai vợ chồng nên chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Em bé khi sinh ra trên thực tế sẽ cần cần chi trả khá nhiền chi phí: từ viện phí, tiền mua sữa, mua các vật dụng liên quan,…
Việc tính toán các chi phí cơ bản sẽ phát sinh hàng tháng sẽ giúp vợ chồng lên kế hoạch tiết kiệm cũng như có phương hướng tạo dựng thêm nguồn thu nhập mới nhằm chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của con yêu.

Chuẩn bị về mặt tâm
Giữ tâm lý thật thoải mái là yếu tố khá quan trọng tác động đến việc thụ thai của bạn. Cả hai vợ chồng nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tán gẫu hoặc shopping,… nhằm giữ tinh thần luôn vui vẻ, loại bỏ mọi căng thẳng, stress,…

Sự chuẩn bị trước khi mang thai có thể nói là một việc làm vô cùng cần thiết để con yêu khi sinh ra được đảm bảo phát triển toàn diện nhất. Với một sự chuẩn bị kỹ càng, bạn và gia đình sẽ chủ động hơn trong việc đón chào thiên thần mới. Hy vọng qua những chia sẻ từ Làm Cách Nào, các cặp vợ chồng sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích cho việc chuẩn bị khi lên kế hoạch mang thai, giúp thai kỳ được an toàn và mạnh khỏe nhất.
>> Xem thêm: Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh từ sớm