Bé lúc nhỏ hay được nuông chiều và ít bị la mắng vì hành động của mình. Tuy nhiên dù gì đi nữa, bố mẹ cũng cần dạy con những cách cư xử lịch sự tối thiểu.
Hẳn bố mẹ nào cũng muốn con mình thốt ra những câu từ đẹp với cách nói chuyện lễ phép đúng không? Và hẳn cũng không muốn thấy cảnh con ăn uống dây dưa tùm lum ra xung quanh hay cư xử không đúng với người khác. Làm Cách Nào xin chia sẻ 1 vài gợi ý sẽ giúp bố mẹ dễ dàng tập cho con mình thói quen lịch sự hơn đấy, vừa giúp bé trở thành bé ngoan trong mắt người khác vừa xây dựng được tính cách sau này của bé.
[su_box title=”Xem Thêm” style=”bubbles” box_color=”#f54280″ radius=”2″]
Bí quyết dạy con nên người từ thuở bé
Dạy con tự lập – 5 bước ba mẹ cần cho con biết
Tuyệt chiêu phát triển tư duy locgic đột phá ở trẻ
Học nuôi dạy con kiểu Nhật qua 7 bài dạy đáng ngưỡng mộ
Muốn con trẻ nghe lời cha mẹ – áp dụng ngay những cách sau
[/su_box]
Cẩn trọng lời nói khi có trẻ
Trẻ con sẽ bắt chước những gì chúng nghe được từ người lớn. Thật ra trẻ con thông minh và lanh hơn so với những gì bạn nghĩ, bên cạnh mặt tích cực là trẻ sẽ nhanh chóng nắm được những gì ba mẹ dạy bảo, thì ngược lại trẻ cũng sẽ “nắm” luôn những điều không tốt khi người lớn ăn nói hớ hênh.
Vậy nên bố mẹ phải là người làm gương đầu tiên cho con mình. Hãy dạy con biết nói Làm ơn và Cảm ơn với mọi người, và ngay chính bố mẹ cũng cần là người thường xuyên sử dụng hai từ này với trẻ.
Mặt khác nếu để trẻ nghe được những lời thô tục khi ba mẹ bực dọc thì ba mẹ đừng quá ngạc nhiên khi sau này vào lúc nào đó nghe được những từ này từ miệng con trẻ khi chúng khó chịu. Ba mẹ hãy chú ý lời ăn tiếng nói trước mặt trẻ nhé nếu không muốn cách ăn nói sau này của con mình có vấn đề không tốt.
Tập cho trẻ viết thư/ giấy cảm ơn
Trẻ sẽ hay nhận được những món quà vào ngày lễ tết, sinh nhật từ ông bà, họ hàng, bạn bè… Dù có thích hay không thì trẻ cần bày tỏ sự cảm ơn với người tặng càng sớm càng tốt. Nếu người tặng gửi quà từ xa, ba mẹ hãy dạy con cách viết thư cảm ơn đến họ; và nhớ nên là lá thư tự tay viết chứ đừng là những mẫu thiệp bán sẵn bên ngoài nhé.
Việc cám ơn là phép lịch sự bé cần học, thay vì viết thư thì bé có thể vẽ một bức tranh hay làm một việc gì đó khác cũng được. Ba mẹ dạy con như thế này ít nhất sẽ giúp trẻ sau này không phải bỡ ngỡ khi viết một lá thư cảm ơn khi đi phỏng vấn việc làm đấy.
Không là không
Nhiếu ba mẹ khi thấy con mình làm điều gì không đúng hoặc không được phép sẽ ra lệnh với trẻ: Dừng lại! Không được làm như thế! Nhưng sau đó khi thấy trẻ khóc lóc hay nhõng nhẽo thì lại mềm lòng cho qua.
Dạy cho trẻ hiểu khi người khác nói: Không được! thì có nghĩa là không được và trẻ phải ngừng việc đó lại ngay. Ba mẹ nên dạy cho con thói quen này ngay khi trẻ vừa biết đi, như thấy trẻ đến gần các ổ điện hay chạm vào vật nguy hiểm thì cần nhắc nhở liền. Dĩ nhiên với lứa tuổi tập đi thì trẻ còn quá nhỏ để hiểu hết những gì bạn nói và vâng theo nhưng cần tập cho trẻ thấy được thái độ dứt khoát không đồng ý của bạn khi trẻ đang làm gì không đúng.
Dạy con cách bắt tay
Chuyện này có lẽ không phổ biến trong cuộc sống nhưng dạy con cách bắt tay đúng cách sẽ giúp trẻ vừa thêm tự tin vừa thể hiện sự tôn trọng khi đứng trước mặt người lớn. Ba mẹ có thể dạy con học vào năm trẻ 1 tuổi để sau này nó trở thành một kỹ năng tự nhiên của trẻ.
Khi trẻ 2 tuổi là lúc bắt đầu dạy trẻ một số quy tắc bắt tay cơ bản. Đầu tiên là mở rộng bàn tay phải, tiếp theo là nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Tiếp theo là mỉm cười và nói: Xin chào! Rất vui được gặp …… Và khi đến 3 tuổi, bạn có thể dạy thêm cho con cách giới thiệu bản thân mình khi bắt tay. Cách bắt tay là bài họ sẽ theo trẻ sau này, và nếu muốn trẻ tự tin và trưởng thành hơn thì ba mẹ nên dạy trẻ ngay từ nhỏ.
Dạy con cách chia sẻ
Khi thấy trẻ khư khư giữ đồ chơi chơi một mình, ba mẹ thường hay có xu hướng lấy đồ chơi từ trẻ rồi đưa cho những đứa trẻ khác mà không hề giải thích cho con điều gì.
Ba mẹ nên dành thời gian giải thích cho con hiểu ý nghĩa của sự chia sẻ, rằng đó là một việc làm đúng để khi không có mặt người lớn, trẻ vẫn sẽ tự ý thức được. Dạy trẻ hiểu rằng mọi người thường nhớ đến và giúp đỡ những ai có lòng tốt hơn là những kẻ ích kỉ.
Không bỏ qua lỗi của trẻ dù là lần đầu
Có vẻ có những ngày do quá bận rộn nên người lớn cũng không thể chú ý hết được hành vi lịch sự ở trẻ. Ví dụ như trẻ cứ cố tình làm ồn khi ba mẹ đang nói chuyện điện thoại. Và thay vì lẽ ra chúng ta nên tạm thời gác máy và nói chuyện giải quyết với trẻ thì phần lớn lại hét lên bào trẻ IM LẶNG! rồi tiếp tục nói chuyện với người kia.
Ba mẹ đừng nên bỏ qua việc làm như thế của trẻ chỉ để tiếp tục điện thoại. Việc nhắc nhở và đưa ra quy định ngay lập tức khi trẻ phá rối sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn và sẽ ít tái diễn vào lần sau. Chỉ bảo ngay từ lần đầu trẻ phạm lỗi sẽ giúp trẻ có những hành vi tích cực hơn sau này, nhất là khi ở trường học hay nơi công cộng.
Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Con người vốn dĩ là một tập thể với sự đa dạng vô cùng về hình dáng, sắc tộc, tính cách… Một đứa trẻ lịch sự là một đứa trẻ biết tôn trọng mọi thứ của người khác dù đó không hẳn là sở thích của mình.
Việc giúp trẻ hiểu rằng chẳng có gì là vui vẻ hay ý nghĩa khi chế giễu hoặc coi thường người khác sẽ là bài học quan trọng trẻ cần ghi nhớ suốt đời.
Trên đây chỉ là một số điều cần thiết để giúp trẻ trở thành một người lịch sự, tốt bụng và chu đáo. Làm Cách Nào mong ba mẹ hãy dành thời gian để dạy cho trẻ những kỹ năng này vì chúng thật sự giúp trẻ rất nhiều khi lớn lên.