Bệnh tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, có tốc độ lây lan nhanh và rất dễ thành dịch. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Đó là lý do vì sao Làm Cách Nào dành riêng bài viết ngày hôm nay để chia sẻ về những dấu hiệu và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, các mẹ hãy tham khảo để chủ động phát hiện và phòng tránh kịp thời cho “nhóc tì” nhà mình nhé!
[su_box title=”Xem Thêm” style=”bubbles” box_color=”#f54280″ radius=”2″]
Bảo vệ con trẻ khi thời tiết nắng nóng
5 bệnh kéo theo khi bé bị nổi mụn nước
Nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em hiệu quả
Tổng hợp các bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
[/su_box]
Bệnh tay chân miệng và dấu hiệu nhận biết bệnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus đường ruột họ Picornaviridae như Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71) gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, rất dễ thành dịch vì thế khi một đứa trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh hoặc những vật dụng đã bị người bệnh chạm qua cũng có thể bị lây bệnh.
Và đây là loại bệnh truyền nhiễm phát triển qua từng giai đoạn nên có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, như:
+ Trong giai đoạn ủ bệnh (3 – 6 ngày), trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, chưa bộc phát bất kỳ dấu hiệu nào.
+ Đến giai đoạn bệnh khởi phát, trên cơ thể trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như trẻ bị sốt; đau họng; đau rát ở vùng khoang miệng, lưỡi; biếng ăn kèm theo hiện tượng chảy nước bọt.
+ Và khi chuyển sang giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện tình trạng mê sảng, co giật cùng với tình trạng phát ban dạng phỏng nước khắp cơ thể, khi sờ có cảm giác cộm nhưng không có cảm giác đau hay ngứa. Tuy nhiên, ở vùng niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước, khi vỡ sẽ khiến các bé đau đớn khi vô tình chạm phải. Đó là lý do vì sao khi mắc bệnh tay chân miệng hầu hết các trẻ đều làm biếng ăn và quấy khóc khi bị bố mẹ ép ăn.
Đó là các dấu hiệu qua từng giai đoạn của bệnh thế nhưng tùy vào cơ địa của mỗi trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như nếu đã xuất hiện dấu hiệu bóng nước sẽ không kèm theo triệu chứng phát ban và trong một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Mặc dù, tay chân miệng là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh. Thế nên cách điều trị bệnh tốt nhất chính là điều trị các triệu chứng của bệnh. Vì thế khi phát hiện trẻ nhà mình có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.
Và trong trường hợp, bố mẹ muốn điều trị bệnh cho bé ngay tại nhà thì hãy cho cho trẻ uống thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Bên cạnh đó, các mẹ hãy sử dụng dung dịch nước muối pha loãng nồng độ 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.
Chế độ ăn uống cũng là điều mà các mẹ cũng cần phải đặc biệt lưu ý trong giai đoạn trẻ đang phát bệnh, để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và bù nước kịp thời để trẻ không phải bị mất nước, hạ đường huyết. Cụ thể:
+ Đối với trẻ còn bú sữa mẹ thì hãy cho trẻ bú nhiều lần trong ngày hơn.
+ Đối với những trẻ đã ăn được thì các mẹ nên loại bỏ các loại thức ăn như khô, nóng, đặc… ra khỏi thực đơn hằng ngày vì chúng có thể khiến trẻ đau rát khi ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn cháo hay các loại thực phẩm dễ tiêu hóa kết hợp với uống các loại nước ép từ hoa quả.
Ngoài ra, vệ sinh da cho bé hàng ngày để tránh bội nhiễm vi khuẩn là điều cần thiết khi điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ ngay tại nhà. Bố mẹ có thể tắm bằng nước sạch hoặc nấu nước lá chè xanh hay lá chân vịt để tắm cho bé nhà mình. Đồng thời, hãy thoa dung dịch Betadine để bôi lên các nốt bỏng nước trên da để nó mau lành.
Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ
Như đã nói trên, bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh, trong khi đó quá trình điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ là một hành trình gian lao thế nên các bậc phụ huynh cần chủ động phòng ngừa bệnh cho bé nhà mình bằng những cách đơn giản sau đây:
+ Hình thành thói quen rửa tay với xà phòng trước khi cho trẻ ăn hay sau khi thay tã cho trẻ hoặc sử dụng nhà vệ sinh.
+ Khử trùng các dụng cụ cho bé ăn trước khi đựng thức ăn cho trẻ.
+ Cho trẻ ăn thức ăn nấu chín kỹ, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi cho trẻ ăn uống.
+ Tuyệt đối không cho trẻ nhà tiếp xúc với những trẻ đang nhiễm mắc bệnh khác.
+ Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
+ Nếu phát hiện bé nhà mình có các biểu hiện bất thường như sốt cao, mê sảng, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tay chân miệng mà Làm Cách Nào đã tổng hợp được và chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng sẽ hữu ích với tất cả mọi người.
Chúc mọi người xem tin vui vẻ và đừng quên theo dõi website của chúng tôi nhé!