Đề án phát triển cây sâm được Chính phủ thông qua là cơ hội rất lớn không chỉ với Quảng Nam, mà với cả các tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi tương tự như Kon Tum, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên. Đang được đẩy mạnh triển khai, đây liệu có phải là điểm khởi đầu kỳ vọng cho tương lai mới của sâm Việt, chặn đứng tình trạng sâm Ngọc Linh trồng trên giấy?
Cận cảnh đề án đã được chính phủ thông qua giữa bão dư luận về sâm Ngọc Linh trồng trên giấy
“Ngoài trồng sâm, với độ cao 2.592m, đỉnh Ngọc Linh là nơi có thể phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, khám phá. Một khi giao thông hoàn thành, việc lên đỉnh núi lạnh 15 độ C nghỉ dưỡng trong mùa hè hay dùng sản phẩm từ sâm để phục hồi thể lực chắc chắn thu hút nhiều du khách” – Ông Hồ Quang Bửu, chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) chia sẻ. Đây cũng chính là đích đến của đề án “Bảo tồn và phát triển vùng sâm Ngọc Linh đến năm 2030” đã được thủ tướng chính phủ thông qua. Cùng với đó là mục tiêu đưa quốc bảo sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu sâm Việt Nam, đại diện cho quốc gia vươn ra thế giới.
Đề án được triển khai song song trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, cái nôi của sâm Ngọc Linh với những cánh rừng nguyên sinh trải dài. Chính quyền tỉnh thể hiện quyết tâm biến sâm Ngọc Linh thành dược liệu “tỷ đô” khi tổng ngân sách đề án tại từng tỉnh đều là những con số khổng lồ. Quảng Nam dự kiến 9000 tỷ trong khi Kon Tum lên đến hơn 10,800 tỷ đồng.

Nguồn ngân sách này được dùng chủ yếu để phát triển các vườn sâm gốc, xây dựng kế hoạch bảo tồn nguồn gen quý của sâm Ngọc Linh cũng như tính phương án mở rộng thêm số lượng vùng trồng sâm, nhằm nâng cao sản lượng toàn tỉnh. Muốn đạt được kỳ vọng 500-1000 tấn sâm vào năm 2030, việc cấp thiết là phải cho phép các doanh nghiệp tham gia đầu tư vườn sâm mới, mở rộng mô hình trồng sâm, phát triển song song bảo tồn sâm Ngọc Linh và bảo vệ rừng.
Giữa lúc đề án bước vào giai đoạn 2, bùng lên vụ việc sâm Ngọc Linh trồng trên giấy của một doanh nghiệp tại Kon Tum. Nhiều người trăn trở liệu đề án có trở thành “con dao 2 lưỡi” mà đối tượng bị thiệt lớn nhất chính là các nhà đầu tư chân chính và người tiêu dùng?
Lo ngại chuyện doanh nghiệp đem sâm Ngọc Linh trồng trên giấy để trục lợi, lãnh đạo tỉnh lên tiếng.
Phản hồi câu chuyện sâm Ngọc Linh trồng trên giấy tốn nhiều giấy mực của báo chí, lãnh đạo tỉnh cho biết đã có hướng xử phạt phân minh. Tuy nhiên, đây chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, không thể lấy 1 trường hợp cá biệt để đánh đồng tất cả các dự án sâm Ngọc Linh khác đều là bánh vẽ. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp thực sự nghiêm túc đầu tư vào thương hiệu sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam và Kon Tum. Tương lai của dự án vẫn đang là điểm sáng được trông chờ.

Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm sâu sắc, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo tăng cường bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh. Những văn bản mới nhất cam kết siết chặt khả năng các cá nhân, tổ chức làm ăn chộp giật lợi dụng cơ chế để đục nước béo cò. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng những vụ việc sâm Ngọc Linh trồng trên giấy sẽ không còn cơ hội tái diễn.
“Sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp có tâm” – Ông Đinh Văn Thu, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam lên tiếng với truyền thông. Chính quyền đã đưa ra lối mở để doanh nghiệp không chỉ đầu tư vào vùng trồng sâm, mà còn cả các dịch vụ đi kèm và sản phẩm sau thu hoạch, chế biến. Việc của doanh nghiệp lúc này là bỏ ra chất xám, công nghệ, nghiêm túc gạt bỏ những miếng bánh sâm Ngọc Linh trồng trên giấy để bắt tay cùng chính quyền, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung của đề án.
Tập đoàn MHG: “Nâng tầm quốc bảo sâm Việt không có chuyện một bước lên tiên. Đừng bao giờ đem sâm Ngọc Linh trồng trên giấy!”
Là tập đoàn đa ngành với nhiều kinh nghiệm trong các dự án trồng, bảo vệ, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) luôn đau đáu với giấc mơ mang quốc bảo Việt Nam đến gần hơn với quốc tế. Cũng chịu những hệ lụy bởi thông tin sâm Ngọc Linh trồng trên giấy, tập đoàn MHG nhanh chóng lấy lại uy tín khi tiên phong đưa ra minh chứng pháp lý rõ ràng cho các dự án của mình.
Dự án MHG Farm tại Kon Tum và 2 vườn sâm Ngọc Linh đầy triển vọng tại Nam Trà My, Quảng Nam là toàn bộ tâm huyết của tập đoàn, được công chúng cũng như NĐT tin tưởng. Để có được “chữ tín” quý giá này, MHG luôn đặt triết lý kinh doanh gắn với phụng sự cộng đồng, hết lòng vì thương hiệu sâm Việt Nam lên hàng đầu.

Năm 2021, MHG liên tiếp ký kết những hợp đồng chiến lược để nâng cao năng lực về mặt con người cũng như công nghệ chế biến, sản xuất. Đặc biệt, việc áp dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho các vườn sâm đã có những kết quả khả quan khi Nam Trà My trồng thành công 30,000 gốc sâm Ngọc Linh. Kế hoạch giai đoạn 2022-2023 sẽ nâng tổng số gốc sâm của công ty tại Quảng Nam lên 200,000. Tháng 3/2022, dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp vườn dược liệu của MHG ở Măng Đen, Kon Tum cũng sẽ đón 30,000 gốc sâm trồng thí điểm đầu tiên. Đây cũng là lời tuyên bố sắc bén: “MHG sẽ không bao giờ mang sâm Ngọc Linh trồng trên giấy”
Tháng 12/2021 vừa qua, Sâm Ngọc Linh MHG vinh dự được bầu chọn là “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”, thuộc giải thưởng do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức. Các sản phẩm của Sâm Ngọc Linh MHG trên thị trường cũng được đông đảo khách hàng ủng hộ nhiệt liệt từ sâm tươi, sâm ngâm mật ong, kẹo ngậm sâm, viên sủi sâm, bánh quy kem sâm…

Tạm kết:
Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh về đề án phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh của chính phủ cũng như sự thật đằng sau cái gọi là “sâm Ngọc Linh trồng trên giấy”. Qua đó, mỗi người trong chúng ta cũng cần nâng cao ý thức ủng hộ dược liệu Việt Nam, lựa chọn đúng doanh nghiệp nội địa có tâm để sâm Ngọc Linh sớm tìm được chỗ đứng xứng tầm.
Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu kỹ thêm thông tin về các dự án của MHG, cũng như được tư vấn về các sản phẩm Sâm Ngọc Linh MHG chất lượng nhất, hãy liên hệ với MHG thông qua website chính thức: https://samngoclinhmhg.com/