Để thai nhi phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não ngay từ trong bụng, việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng. Tuy nhiên, đâu mới là những cách để mẹ bầu nên bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi? Đừng bỏ qua những thông tin mà lamcachnao.vn đề cập qua bài viết này nhé!
Những nhóm dưỡng chất cần thiết cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Trong suốt quá trình thai kỳ, để bé phát triển tốt, mẹ lại có thể cân bằng vóc dáng thì mẹ bầu cần quan tâm các nhóm dưỡng chất sau đây.
Nhóm chất bột đường (Gluxit/carbohydrat):Nhóm chất này có nhiều trong các loại rau củ và ngũ cốc như các loại đậu, bí đỏ, ngũ cốc, khoai lang, bánh mì, bún, miến, yến mạch, khoai tây, trái cây…

Nhóm chất béo (Lipid): Có nhiều trong các loại hạt có dầu, mỡ cá, quả bơ hay các loại dầu như dầu ôliu, dầu dừa, sản phẩm từ sữa.
Nhóm giàu chất đạm (Protid): Nhóm này không chỉ có trong tôm, cá, thịt, trứng, phô mai mà còn có cả trong các loại đậu phộng, đậu nành, đậu xanh, hạnh nhân, yến mạch, mè, bông cải, đậu lăng, hạt bí, cải bắp tí hon…
Để nắm rõ hơn các dưỡng chất cần có trong từng giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu hãy tiếp tục theo dõi thông tin sau đây nhé.
Dưỡng chất cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ cũng là thời điểm mà thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các giác quan cũng như các cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì vậy, nếu không được chăm sóc đầy đủ dưỡng chất, sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Theo đó, muốn em bé trong bụng phát triển khoẻ mạnh, mẹ bầu cần chú trọng bổ sung đến các dưỡng chất sau đây.
Axit folic: Dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu mang thai. Các loại thực phẩm giàu axit folic có thể kể đến như: Thịt gia cầm, gan, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà rốt, chuối, cam, chanh…
Protein (chất đạm):Thịt gia cầm, ngũ cốc, trứng, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, các loại đậu, lúa mì, lúa mạch… là những thực phẩm giàu chất đạm rất tốt cho sức khoẻ thai nhi trong bụng.

Vitamin và khoáng chất: Loại dưỡng chất này không chỉ cung cấp dưỡng chất cho mẹ bầu mà còn giúp loại bỏ các hiện tượng xấu hay gặp ở chị em mang thai như tình trạng đầy hơi, sạm da, rạn da, ợ nóng…, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu khoẻ mạnh trong quá trình mang thai.
Sắt: Việc bổ sung Sắt sẽ giúp cơ thể sản sinh lượng hồng cầu cho cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Vì vậy, để bổ sung Sắt, mẹ bầu nên ăn nhiều thịt bò, cải xoăn, rau dền, cải bó xôi, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
Canxi: Đây là dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Theo đó, các loại thực phẩm giàu Canxi phải kể đến như: Tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa mà mẹ bầu không nên bỏ qua nhé.
Những loại thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất: Điển hình như rau xanh, trái cây giàu vitamin như cải bó xôi, súp lơ, rau chân vịt, cam, quýt, bưởi…mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung vào thực đơn trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ nhé!
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ? Để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi
Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh nên mẹ bầu cần phải tập trung hơn nữa trong việc bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi như:
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Những loại thực phẩm này chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn nên sẽ giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm lên men như sữa chua sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ bầu.

Trứng gà: Thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Hơn nữa lòng đỏ trứng gà còn chứa cholin – đây là một trong những chất quan trọng đối với sự phát triển trí não trẻ.
Cá hồi:Cá hồi chứa rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin D, canxi, DHA nhưng lại không có quá nhiều thủy ngân nên rất có lợi cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu đừng bỏ lỡ cá hồi trong thực đơn của mình nếu muốn con thông minh ngay từ những ngày trong bụng mẹ nhé.
Bơ: Loại trái cây này chứa lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6 nên không chỉ được xem là một thực phẩm cực tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà còn được rất nhiều phụ nữ mang thai sử dụng giúp làm giảm ốm nghén hiệu quả.
Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà còn chứa nhiều omega 3 nên rất có lợi cho mẹ bầu.
Rau củ quả: Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là khi mang thai. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hàng ngày không thể thiếu dưỡng chất này.
Để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi ? Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ?
Thời điểm này thai nhi phát triển rất nhanh để sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài sắp tới. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến lượng dưỡng chất nạp vào bởi nó không chỉ tốt cho thai nhi mà còn cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của mẹ.
Vì phần năng lượng dự trữ này sẽ được sử dụng để bù đắp cho quá trình sinh nở mẹ bị mất máu, tiêu hao thể lực, và đây cũng là nền tảng để mẹ có sữa cho con bú sau này đấy.
Trái cây giàu vitamin C như Cam, quýt: Bổ sung dưỡng chất này sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của xương, răng, nuôi dưỡng các tế bào DNA.

Thịt bò: Loại thực phẩm này không chỉ cung cấp sắt cho mẹ bầu mà còn là nguồn protein, kẽm dồi dào giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.
Cá: 3 tháng cuối là thời điểm não bộ thai nhi dần hoàn thiện và phát triển tốt nhất. Vì vậy, việc bổ sung DHA có nhiều trong cá là điều cần thiết vì đây là yếu tố thiết yếu cấu thành nên bộ não, hệ thần kinh trung ương, võ não và võng mạc.
Do đó, nên bổ sung 2 khẩu phần cá biển hàng tuần để tránh nạp nhiều thủy ngân vào cơ thể.
Tóm lại, mang thai và sinh nở là một quá trình đầy gian nan nhưng vô cùng hạnh phúc của người phụ nữ. Vì thế, các mẹ bầu không chỉ lựa chọn những thực phẩm để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn nhé.
>> Xem thêm: Top 5 bịch trữ sữa mẹ chất lượng tốt nhất năm 2019