Dị tật thai nhi bẩm sinh – Biết để phòng ngừa

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Dị tật thai nhi một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu đặc biệt quan tâm và lo lắng, vì chúng có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng của cơ quan cơ thể, sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của bé. Thông qua bài viết sau đây lamcachnao.vn sẽ cung cấp đến các mẹ những thông tin về nguyên nhân cũng như các biện pháp ngăn ngừa dị tật thai nhi.

1. Dị tật thai nhi là gì?

Dị tật thai nhi bẩm sinh là dạng biến đổi về cấu tạo và chức năng các cơ quan trong cơ thể trong quá trình hình thành phôi thai. Các mẹ nên biết rằng 3 tháng đầu của thai kỳ được xem là vô cùng quan trọng với cả mẹ lẫn bé, vì đây là thời điểm phần lớn các dị tật thai nhi bẩm sinh xảy ra khi các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hình thành.

Nguy cơ bị dị tật thai nhi trong các giai đoạn thai kỳ:

giai-đoạn-thai-kỳ

1.1 Giai đoạn trứng (từ tuần 1 đến tuần 2):

Giai đoạn này trứng mới phân chia, chỉ là một đám tế bào giống quả dâu nên gọi “phôi dâu”. Giai đoạn trứng không có dị tật thai nhi vì khi có tác nhân ở giai đoạn này, trứng sẽ hỏng – trứng bị ung trong quá trình mang thai nên không có dị tật.

1.2 Giai đoạn phôi thai (từ tuần thứ 3 đến thứ 8):

Đây là giai đoạn cực kì quan trọng vì đang hình thành các cơ quan bộ phận cơ thể. Nếu có tác nhân ở giai đoạn này nguy cơ bị dị tật thai nhi là rất cao.

1.3 Giai đoạn bào thai (từ tuần 8 đến lúc chào đời):

Đây là giai đoạn tương đối an toàn nhưng nếu có tác nhân gây hại vẫn có nguy cơ bị các dị tật về thần kinh, mắt, bộ phận sinh dục ngoài.

bao-thai-trong-bung-nguoi-me

2. Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Các nguyên nhân gây dị tật thai nhi bao gồm:

2.1 Mẹ bị bệnh trong giai đoạn thai kỳ

Các bệnh nguy hiểm khi mẹ mắc phải sẽ ảnh hưởng đến thai nhi có thể kể đến đó là: đái tháo đường, viêm thận, các bệnh do nhiễm khuẩn. Các tác nhân vi sinh vật phổ biến là Rubella, Viêm gan siêu vi B, Cytomegalovirus, HPV, Virus gây bệnh thủy đậu – Varicella zoster virus, giang mai,… Người mẹ bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai gây ra nhiều tổn thương cấu trúc và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Cụ thể như, trong quá trình mang thai mẹ bị nhiễm Cytomegalovirus thì khi trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển trí tuệ, giảm thính giác, thị lực. Trong 3 tháng đầu của thai kì, nếu thai phụ nhiễm Rubella có thể khiến trẻ bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh chậm phát triển thể chất hoặc trí tuệ, bệnh tim bẩm sinh, tật nhỏ đầu, đục thủy tinh thể, điếc.

Đặc biệt, một số bệnh nguy hiểm có thể  dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

tre-sinh-non

2.2 Do trong thời gian mang thai người mẹ tiếp xúc với hóa chất.

Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc trẻ mang dị tật ngay từ khi sinh ra.

Các tác nhân đó có thể là chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá,…), các hóa chất độc hại (như các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm/uốn tóc, khói bụi ô nhiễm từ các nhà máy, khu công nghiệp,…), các  loại thuốc điều trị bệnh trong thời kì mang thai mà không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.

3. Các biện pháp ngăn ngừa dị tật thai.

Để ngăn ngừa dị tật thai nhi, mẹ bầu cần thực hiện những điều sau đây:

3.1 Lên kế hoạch mang thai

Việc lên kế hoạch mang thai trước giúp bạn có thời gian trao đổi với các chuyên gia, bác sĩ và có biện pháp phòng ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh. Một số trường hợp có thể phải uống một số loại thuốc, giảm cân hoặc tăng cân theo yêu cầu bác sĩ. Lưu ý nếu trong gia đình đã có người bị dị tật bẩm sinh, bạn có thể có nguy cơ sinh con bị khuyết tật.

len-ke-hoach-mang-thai

3.2 Đảm bảo sức khỏe tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng

Các mẹ nên biết sức khỏe của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé, nếu bạn khỏe thì em bé của mới phát triển khỏe mạnh được. Trong quá trình mang thai bạn nên ăn uống lành mạnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục nhẹ thường xuyên để sức khỏe tốt.

Đồng thời phải ngăn ngừa nhiễm trùng vì đây là 1 trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến dị tật thai nhi, một số bệnh nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ sẽ gây ra những bất thường cho thai nhi. Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ và cố gắng tránh xa những tác nhân gây bệnh cũng như người có bệnh truyền nhiễm.

tao-thoi-quen-an-uong-khoa-hoc

3.3 Bổ sung axit folic (vitamin B9)

Axit folic có tác dụng giúp làm giảm các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh và não. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn hãy bắt đầu bổ sung axit folic trước khi bạn có thai, vì các khuyết tật của ống thần kinh xảy ra thường xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ, nhưng ở giai đoạn 1 tháng đầu hầu hết phụ nữ thường không biết mình đang mang thai, vì vậy tốt nhất là nên bổ sung vitamin B9 khi có kế hoạch mang thai, tuy nhiên bạn không được tự ý sử dụng mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng.

3.4 Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

Rượu đã được chứng minh gây ra rất nhiều dị tật bẩm sinh, nặng hơn nữa là uống rượu trong khi mang thai cũng có thể dẫn đến thai chết lưu và sảy thai.

Hút thuốc là một hành động rất nguy hiểm cho bạn lẫn thai nhi, hậu quả có thể gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh và dị tật thai nhi bẩm sinh như hở hàm ếch,.. trường hợp hút thuốc thụ động cũng nguy hiểm không kém, nếu chồng hoặc người thân trong đình bạn có hút thuốc lá, tốt nhất nên khuyên họ bỏ thuốc hoặc không hút khi có mặt bạn.

uong-ruou

3.5 Chủng ngừa

Trong suốt thai kỳ, có một số vacxin chủng ngừa mà bạn cần phải uống. Chủng ngừa, tiêm chủng cũng là một cách để đảm bảo rằng em bé của bạn không bị dị tật thai nhi bẩm sinh. Vì điều này sẽ giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật và cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ lẫn bé.

3.6 Không tự chữa trị bệnh

Các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh, vì bạn sẽ chẳng thể biết có những loại thuốc có chứa thành phần gây dị tật bẩm sinh khi sử dụng. Do đó, tốt nhất khi mang thai bạn không nên sử dụng thuốc, trường hợp bị bệnh thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cụ thể.

3.7 Xét nghiệm sàng lọc

Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là việc dùng các biện pháp như siêu âm, xét nghiệm máu, nước ối người mẹ, lấy máu gót chân trẻ… để giúp phát hiện sớm các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa hoặc di truyền ngay từ trong giai đoạn bào thai và sơ sinh, từ đó có các biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.

Trên đây là thông tin về nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh, hy vọng bài viết đã giúp ích được cho các bạn. Ba Me Việt chúc các mẹ bầu có một thai kỳ như ý, bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt.

Có thể xem thêm

Dị tật thai nhi – Xét nghiệm và điều trị không khó

Các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng