Hiện nay, việc lạm dụng tã lót của các mẹ đang là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hăm tã ở trẻ nhỏ. Trẻ bị hăm tã sẽ khiến vùng da bị mẩn đỏ, gây khó chịu và nếu không có cách điều trị đúng còn có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến bộ phận khác.
Vậy, các mẹ đã biết, nên phòng tránh hăm tã cho trẻ như thế nào để giúp trẻ tránh được những nguy cơ bệnh tật chưa? Hãy cùng Làm Cách Nào theo dõi bài viết sau để có thêm cho mình những thông tin hữu ích nhé.
Hậu quả của tình trạng hăm tả ở trẻ
Hăm tã là tình trạng vùng da của trẻ bị nổi mẩn đỏ, gây khó chịu, khiến bé cáu gắt và chậm phát triển.
Hiện tượng này ban đầu không hề gây hại cho bé, tuy nhiên nếu không có cách điều trị đúng sẽ khiến chúng ngày càng trầm trọng, là cơ hội cho những căn bệnh khác có nguy cơ bộc phát.

Điều đầu tiên, có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là nhiễm nấm và nhiễm trùng khu vực tiếp xúc với tã.
Nhiễm nấm khá phổ biến, ban đầu chỉ là những đốm nhỏ, sau lan rộng ra, dày đặc trên vùng da của trẻ. Nhiễm trùng là khi trẻ bị hăm tả ở mức nặng hơn, có thể kéo theo những hiện tượng như sốt, chảy nước vàng, mưng mủ.
Các mẹ hãy nhận biết việc bé bị hăm tã thông qua các hiện tượng sau đây để có phương án điều trị thích hợp:
- Bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, không nằm im, ngủ không được ngon giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã bị hăm đỏ, gồm những vùng như bộ phận sinh dục, các ngấn đùi, mông.
- Phần da bị hăm có thể khô hoặc ướt tùy vào cơ địa của từng bé.
- Nếu bị nặng thì có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn nước, gây lở loét. Lúc này bạn cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng phương pháp.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã
Để có thể tránh được hiện tượng hăm tã, điều đầu tiên mà các mẹ cần chú ý là nhận biết được những nguyên nhân gây nên.
Hăm tả có thể do một số nguyên nhân như:
- Do độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã quá cao dẫn đến hăm. Khi dùng tã, phần da đó sẽ bị bịt kín và không thể thoát hơi ra được khiến da bí bách làm trẻ bị hăm.
- Nước tiểu của trẻ khi này là vô trùng tuy nhiên những loại vi khuẩn trên da khi tiếp xúc với nước tiểu sẽ phân hủy chúng thành các hóa chất có hại cho da, khiến da trẻ khó chịu.
- Trẻ bị tiêu chảy và mẹ sử dụng tã thấm hút không tốt thì cũng sẽ dẫn đến hăm tã. Đây chính là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn phát triển.
- Trẻ không được thay tã thường xuyên, bị nhiễm trùng do vi rút cũng là nguyên nhân dẫn đến hăm tã.
- Sử dụng loại tã có bề mặt thô ráp, khi chà xát lên da sẽ gây tổn thương.
- Các loại hóa chất dùng để giặt tã vải cũng có thể gây kích ứng da.

Phương pháp điều trị hăm tã ở trẻ an toàn bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Các mẹ có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên để điều trị hăm tã ở trẻ, vừa an toàn vừa hiệu quả lại còn vô cùng tiết kiệm chi phí.
Lá trầu không
Lá trầu không là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có tính kháng khuẩn rất tốt. Các mẹ có thể sử dụng 4 lá trầu không rửa sạch đun sôi để nguội, sau đó dùng khăn sạch thấm vào nước trầu để bôi lên vùng da bị hăm của trẻ.
Các mẹ nên kiên trì thực hiện 3 lần 1 ngày, thực hiện trong vòng một tuần sẽ có kết quả khá tốt.

Búp ổi, lá ổi
Búp ổi lá ổi cũng là một trong những nguyên liệu thiên nhiên dùng để điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể dùng một nắm lá ổi hoặc búp rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội dùng khăn hoặc bông gòn để rửa chỗ hăm cho bé. Nên thực hiện đều đặn ngày 3 lần.
Lá mã đề tươi
Đây là một trong số những loại lá ít được biết đến trong việc điều trị hăm tã cho trẻ, tuy nhiên, hiệu quả mang lại của nó lại khá cao.
Các mẹ có thể dùng lá mã đề tươi rửa sạch sau đó ngâm qua nước muối để ráo. Ngâm lá với một ít nước ấm, sau đó có thể dùng khăn sạch nhúng vào phần nước ấm ấy rồi xoa lên vùng bị hăm của trẻ.

Lá khế
Lá khế theo dân gian có thể trị hăm tả khá hiệu quả. Lá sau khi rửa sạch, để ráo, giã nát với một ít muối và thêm một chút nước ấm rồi lọc lấy phần nước.
Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào chỗ nước đã vắt, thấm nhẹ lên vùng da bị nổi mẩn đỏ của trẻ sẽ giúp trị hăm ở trẻ nhanh chóng.
Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ mà các mẹ nên biết
Thay vì đợi đến khi trẻ bị hăm tã rồi mới điều trị thì mẹ nên phòng tránh cho trẻ ngay từ khi mới chào đời. Cách phòng tránh hiệu quả là:
- Thường xuyên thay tã cho trẻ. Không nên lạm dụng tã bỉm nhiều.
- Mỗi khi thay tã mới cần vệ sinh sạch sẽ.
- Không nên cột tã quá chặt khiến vùng da của bé bị bí bách.
- Sử dụng sản phẩm chống hăm tã để phòng tránh một cách hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về việc điều trị cũng như phòng tránh hăm tã ở trẻ nhỏ mà có lẽ sẽ hữu ích cho bạn. Hy vọng, các bậc phụ huynh sẽ có giải pháp chăm sóc trẻ thật tốt, nhằm đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh, toàn diện nhất nhé!