Khi bị phù nề chân, mẹ bầu cần áp dụng ngay những mẹo sau

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Phù nề chân là một trong những hiện tượng bình thường ở phụ nữ có thai và thường biểu hiện rõ nhất vào những tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù không có nguy hại gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng sưng phù chân khiến các bà bầu không chỉ bất tiện trong việc đi lại mà còn cảm thấy rất khó chịu.

Vậy nguyên nhân khiến phù nề chân ở mẹ bầu là do đâu? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đáp án có ngay trong bài viết ngày hôm nay của Làm Cách Nào, mẹ bầu đừng bỏ lỡ nhé!

Nguyên nhân khiến thai phụ bị phù nề chân

Có đến 90% bà bầu mang thai đến tháng thứ 7 đều xuất hiện tình trạng sưng phù ở tay hoặc trên mặt nhưng rõ nhất từ cổ chân trở xuống, đặc biệt là bàn chân. Đây là một hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai bởi phù nề không gây đau đớn mà chỉ khiến việc di chuyển của thai phụ trở nên nặng nhọc và khó khăn hơn trước đây.

khi-bi-phu-ne-me-bau-can-ap-dung-ngay-nhung-meo-sau-1

Và theo các bác sĩ chuyên khoa nguyên nhân khiến chân tay bà bầu bị phù nề là do trong quá trình mang thai cơ thể người mẹ sản xuất thêm 50% máu và dịch lỏng để đáp ứng nhu cầu lớn lên của thai nhi theo tuần tuổi. Thế nên một phần chất lỏng đó sẽ được chuyển hóa tạo thành một lớp đệm cho xương chậu và các mô giãn nở theo sự phát triển của em bé và cả lúc sinh.

Trong khi đó lượng máu và chất lượng chất lỏng sản xuất thêm đó chiếm đến 25% trọng lượng cơ thể của chị em, nó cần một nơi để dự trữ và bộ phận dự trữ tốt nhất chính là tay và đặc biệt là chân – đó là lý do vì sao thai phụ bị phù nề khi mang thai vào những tháng cuối thai kỳ.

Khi bị phù nề, mẹ bầu cần áp dụng ngay những mẹo sau

Cho đến bây giờ, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh chứng phù nề ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi nhưng hiện tượng gây bất lợi cho chị em khi di chuyển. Thế nến để phần nào khắc phục cảm giác khó chịu khi bị phù nề, đặc biệt là phù nề chân, bà bầu có thể áp dụng những mẹo sau:

Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Khi bạn mang thai đến tháng thứ 7 hoặc có thể sớm hơn sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù nề. Do đó để phần nào giảm chứng phù nề, bạn không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Điều này có thể khó đối với bà bầu là dân văn phòng ngồi tại chỗ nhưng chị em có thể tranh thủ đi lại khi đi lấy nước, đi vệ sinh bên ngoài. Còn đối với những chị em làm công việc là phải đứng cũng nên sắp xếp vài phút để ngồi nghỉ ngơi để giúp lưu thông máu tốt hơn.

khi-bi-phu-ne-me-bau-can-ap-dung-ngay-nhung-meo-sau-2

Ưu tiên nghiêng bên trái khi nằm ngủ

Với những chị em lần đầu tiên mang thai có thể không biết việc nằm nghiêng bên trái khi ngủ không chỉ giúp việc cung cấp chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai tốt hơn mà còn giảm phù chân ở một mức độ nào đó.

khi-bi-phu-ne-me-bau-can-ap-dung-ngay-nhung-meo-sau-3

Ngoài ra, ưu tiên nằm nghiêng trên trái còn giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày

70% trọng lượng cơ thể là nước bởi vậy nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người và còn đặc biệt quan trọng hơn đối với bà bầu. Bởi nước ngoài những công dụng như hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kích thích quá trình đào thải độc tố…. nó còn gián tiếp làm giảm chứng phù nề chân khi mang thai. Bởi này một ngày mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Tập thể dục thường xuyên

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu không thể tập luyện các bài tập thể dục cường độ cao, động tác khó. Nhưng có thể áp dụng những động tác nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng hoặc thậm chí dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ để giúp cơ thể linh hoạt hơn, chân tay cũng bớt bị sưng phù và đặc biệt quá trình “vượt cạn” sau này cũng thuận lợi hơn.

khi-bi-phu-ne-me-bau-can-ap-dung-ngay-nhung-meo-sau-4

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Khi xuất hiện tình trạng phù nề, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý để phần nào khắc phục được tình trạng này. Cụ thể là thai phụ nên ăn những loại thực phẩm giàu kali, canxi và tránh xa những thực phẩm có chứa caffeine như rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra, bà bầu nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu protein như chuối, trứng, sữa…

khi-bi-phu-ne-me-bau-can-ap-dung-ngay-nhung-meo-sau-5

Đi giày thoải mái kết hợp liệu pháp ngâm chân đá muối thảo dược

Khi bị phù nề, bàn chân sẽ to lên gấp đôi bình thường vì thế những đôi giày cũ sẽ không còn phù hợp với bạn nữa. Thế nên, chị em hãy sắm cho bản thân vài đôi giày mới, chất liệu bông mềm, vừa chân để đi cho thoải mái. Một điều mà các bà bầu cần phải lưu ý đó là, tuyệt đối không đi giày cao gót khi mang thai những tháng cuối thai kỳ, một phần sẽ khiến tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng hơn, phần khác sẽ ngay nguy hiểm cho bản thân và thai nhi nếu xảy ra sự cố.

khi-bi-phu-ne-me-bau-can-ap-dung-ngay-nhung-meo-sau-6

Bên cạnh việc đi giày thoải mái thì áp dụng liệu pháp ngâm chân đá muối với nước ấm và thảo dược như gừng, sả cũng là một liệu pháp hay để làm giảm chứng phù nề mà nhiều bà bầu đã áp dụng thành công.

Với những thông tin về hiện tượng phù nề khi mang thai vào những tháng cuối thai kỳ mà Làm Cách Nào chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay sẽ hữu ích với tất các mẹ bầu. Chúc mẹ mang thai sẽ luôn mạnh khỏe và vui vẻ!

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng