Trẻ sơ sinh chưa phát triển được nhận thức và chưa có tiếng nói, chính vì thế, kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh hạn hẹp đôi khi làm cho bố mẹ cảm thấy khá khó khăn. Đặc biệt sức khỏe cũng như sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu dễ dàng ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường xung quanh.
Để hỗ trợ cho các ông bố và bà mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, Làm Cách Nào đã tổng hợp nên những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ mà có lẽ sẽ cực kỳ hữu ích. Hãy cùng điểm qua nhé.
Những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh đáng ghi nhớ
Dấu hiệu giúp nhận biết trẻ no hay đói
Sau khi sinh trong vòng 24 tiếng đầu, trẻ nên được bú ti ngay. Thời gian sau, các trẻ sơ sinh cần được ăn theo cữ như 2 – 3 tiếng ăn một lần. Trong tháng đầu, hầu như trẻ chỉ ăn và ngủ là chính nên bạn cần đảm bảo rằng, thời gian giữa các cữ bú không nên quá lâu.
Đối với trẻ sơ sinh, tiếng khóc chính là dấu hiệu giao tiếp của trẻ đối với cha mẹ hoặc đối với môi trường xung quanh. Trẻ khóc thường sẽ là biểu hiện cho việc con đang đói, bú không no hoặc do trẻ ngủ không đủ giấc mà đã bị đánh thức dậy để cho bú.
Nên chú ý, nếu trẻ được cho bú no sẽ tự động nhắm mắt ngủ và rời khỏi ti mẹ hoặc bạn có thể dựa vào tình trạng bé ị hoặc tè nặng bỉm khoảng từ 5 đến 6 lần mỗi ngày là biết, bé đã nạp đủ nhu cầu hàng ngày hay chưa.
Cần lau khô rốn trẻ sơ sinh sau khi tắm
Vệ sinh cho trẻ không đúng cách có thể gây nhiều tổn thương thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Trong số đó, việc không được tắm quá lâu là nguyên tắc đầu tiên để có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mà các bà mẹ trẻ cần biết.
Nên tắm cho con bằng nước ấm vừa đủ để bé không bị nhiễm lạnh. Cho chân trẻ chạm vào nước trước tiên, rồi từ từ dùng vải mềm hoặc bông để lau cơ thể con. Do da trẻ sơ sinh rất mỏng, đòi hỏi thao tác của người tắm nên nhẹ nhàng từ tốn. Có thể sử dụng xà phòng tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, tắm sạch và tráng lại bằng nước sạch. Nhanh chóng lau khô và thoa dầu giữ ấm cho trẻ, nhất là gan bàn chân.
Một trong những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần nhớ đó là phải vệ sinh rốn cho con bằng nước muối sinh lý và xuất cồn 70% để tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng rốn.
Bố mẹ không nên can thiệp vào quá trình rụng rốn của con mà phải để quá trình này diễn ra một cách tự nhiên nhất. Bởi, nếu chúng ta can thiệp thì có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu đấy.

Da trẻ sơ sinh bị khô và bong ra là bình thường
Da bé trong tháng đầu thường có màu sắc lạ không giống da người lớn: Có bé da ửng đỏ, bé thì màu hồng sáng và có thể có những vết bợt trên da…
Nếu bạn phát hiện ra tình trạng da của trẻ bị khô và bong da thành từng mảnh thì đừng quá lo lắng, bởi đây là một trong những hiện tượng khá bình thường.
Không cần thiết phải thoa các loại kem hoặc lotion cho trẻ vì điều này có thể gây tình trạng dị ứng làn da. Việc da trẻ bị khô và bong da là do bé dần thích nghi với sự thay đổi của môi trường và bong tróc lớp bảo vệ trong túi ối mà thôi.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cần được đảm bảo
Trong những tháng đầu sau sinh, trẻ thường sẽ ngủ từ 17-20 giờ mỗi ngày, đồng thời sẽ được chia thành 7 – 8 giấc ngủ ngắn trong vòng 24 giờ mà không có thời gian biểu cụ thể.
Việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Con yêu cần ngủ trong tư thế thoải mái và không gian ngủ cần thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
Nên chú ý rằng, đừng gây tiếng ồn hoặc các âm thanh quá lớn, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con. Tuy nhiên, ban có thể kể chuyện, hoặc hát cho con yêu trước khi ngủ, giúp bé dễ nhận biết việc đi ngủ hơn đấy.

Tình trạng quấy khóc ở trẻ sơ sinh
Khi được chăm sóc đầy đủ nhu cầu ăn ngủ, trẻ sẽ có sự thoải mái và không quấy khóc quá nhiều. Với những trường hợp trẻ khóc nhiều, đôi khi đó là dấu hiệu cảnh báo rằng, cơ thể trẻ đang khó chịu hay không ổn ở vấn đề nào đó. Lúc này, các mẹ cần kiểm tra kỹ để tìm ra nguyên nhân trẻ khóc và tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho các bậc phụ huynh, qua đó, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất trong việc chăm sóc con ở yêu ở giai đoạn nhạy cảm này. Hãy yêu thương, chăm sóc, bảo vệ con đúng cách và đồng hành cùng trẻ phát triển tốt theo thời gian, bố mẹ nhé!