Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau ngực, lạnh tay chân hay khó thở, tóc rụng nhiều, có thể bạn đang bị thiếu máu. Làm sao biết mình bị thiếu máu hay không? Các dấu hiệu của thiếu máu như thế nào? Cùng lamcachnao.vn đi tìm hiểu nhé.
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng lượng hồng cầu có trong máu thấp hơn mức giới hạn của người bình thường cùng tuổi. Hoặc tình trạng hồng cầu bị khuyết điểm, không mang đủ oxy từ phổi cung cấp có các cơ quan khác trong cơ thể.
Tình trạng thiếu máu có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển IQ và thể chất ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm. Ở người lớn thiếu máu sẽ khiến khả năng vận động bị hạn chế, cơ thể sa sút, mất tinh thần.
Đặc biệt, ở phụ nữ đang mang thai, thiếu máu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi phát triển không toàn vẹn hoặc sau sinh sẽ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Vậy nếu không đi xét nghiệm ở bệnh viện, thì làm sao biết mình bị thiếu máu?
4 dấu hiệu của bệnh thiếu máu bạn cần lưu ý
-
Thường xuyên khó thở
Máu đảm nhận trách nhiệm vận chuyển oxy đi nuôi các cơ quan, thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng phổi hoạt động mạnh, liên tục để bơm máu đi nhiều hơn, oxy đi nhiều hơn. Vì thế, nếu bạn không có các bệnh lý như viêm phổi, hen suyễn mà thường xuyên bị khó thở, thì đây có thể là do bệnh thiếu máu, bạn cần chú ý.
-
Chóng mặt, suy nhược, ù tai
Làm sao biết mình bị thiếu máu? – Bạn có thể để ý sinh hoạt thường ngày của mình, nếu cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ giấc, đi kèm với triệu chứng ù tai, chóng mặt… thì bạn có nguy cơ bị thiếu máu nhược sắc.

Thiếu máu nhược sắc sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy giảm hệ miễn dịch, suy tim, tăng khả năng sinh non ở phụ nữ mang thai… nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
-
Tim đập nhanh, huyết áp thấp
Nếu cơ thể thiếu máu, thì sẽ thiếu luôn cả oxy, điều này buộc tim phải đập nhanh hơn để bơm máu đi đến các mô cơ khác, do đó tình trạng tim đập nhanh cũng là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Đi kèm với biểu hiện này là tình trạng huyết áp thấp, tụt huyết áp thì có thể bạn đang thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Bệnh lý này thường đi kèm với các tình trạng thiếu máu khác như nhược sắc, đẳng sắc, ưu sắc… vì thế bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng diễn ra hơn 2 tuần.
-
Vàng da, vàng võng mạc mắt
Khi nào thiếu máu kèm theo vàng da, vàng võng mạc mắt bạn cần phải đi bệnh viện tiến hành kiểm tra, đây là một bệnh lý thiếu máu tán huyết nguy hiểm.
Bệnh thiếu máu này có thể mắc phải do nhiễm siêu vi, hay vi khuẩn, hoặc bị lupus ban đỏ, ung thư máu… và có yếu tố di truyền cho đời sau. Dấu hiệu nhận biết rất dễ nhầm với các bệnh khác, nên cần xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân chữa trị nhanh chóng.
Thiếu máu nên ăn gì?
Khi được chẩn đoán bệnh thiếu máu, bác sĩ sẽ có hướng dẫn thực phẩm, thực đơn nên ăn hàng ngày phù hợp với nguyên nhân, tình trạng của bệnh lý.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo, bổ sung một số thực phẩm bổ máu vào bữa ăn để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Đậu nành
Đậu nành được xem là một siêu phẩm trong việc bồi bổ máu cho con người. Đậu nành vừa giàu vitamin, ít chất béo, vừa có hàm lượng cao chất sắt, và protein chống thiếu máu.

- Cải bó xôi
Trong các loại rau xanh, thì cải bó xôi là loại rau được dùng phổ biến nhất dành cho người bị thiếu máu. Trong bó xôi có giàu vitamin nhóm A, C và B6, giàu sắt, canxi và beta carotene… rất tốt cho cơ thể phụ nữ. Đặc biệt, người bị thiếu máu não nên ăn gì là tốt nhất, thì rau bó xôi là ưu tiên hàng đầu bác sĩ khuyên dùng.
- Thịt đỏ
Trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… hành lượng phức hợp heme – sắt rất nhiều và hệ tiêu hóa dễ hấp thụ chuyển tải cho cơ thể, nên là nguồn cung cấp sắt bồi bổ máu cho cơ thể tuyệt vời.

- Trứng
Trứng rất giàu protein và chất chống oxy hóa, sẽ là nguồn thực phẩm hỗ trợ việc giữ các loại vitamin nuôi cơ thể khi bạn đang thiếu máu.
- Lựu
Lưu vốn nổi tiếng là trái cây giàu vitamin nhất, rất tốt cho phụ nữ cải thiện tình trạng lượng máu không đều trong cơ thể, nên cũng đặc biệt hiệu quả cho các bệnh lý thiếu máu khác.

Hy vọng qua những chia sẻ của lamcachnao.vn các bạn đã có thêm thông tin về “làm sao biết mình bị thiếu máu?”, cũng như các thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh này. Theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.