Creatinin trong máu là 1 chỉ số quan trọng, cho chúng ta biết nhiều vấn đề về sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng thận. Nếu như creatinin quá cao, điều này cho thấy chức năng thận đang có xu hướng suy giảm. Vậy làm sao để giảm creatinin trong máu hiệu quả, an toàn nhất? Dưới đây sẽ là các lưu ý mà Làm Cách Nào chia sẻ đến bạn.
Làm sao để giảm creatinin trong máu?
Để giảm và duy trì lượng creatinin trong máu ổn định, bệnh nhân có thể áp dụng 1 số phương pháp dưới đây.
Sử dụng thảo dược
Làm sao để giảm creatinin trong máu? Thảo dược được chứng minh là có khả năng giảm creatinin trong máu hiệu quả.
Người bệnh có thể uống trà thảo dược hoặc trà xanh mỗi ngày. Những loại trà từ hoa cúc, lá cây tầm ma, rễ bồ công anh,… sẽ kích thích thận, đào thải độc tố, lọc nước tiểu.

Thay đổi và xây dựng lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh sẽ khiến các chức năng cơ thể của bạn được cải thiện đáng kể. Hãy bắt đầu thực hiện cách thức làm sao để giảm creatinin trong máu từ việc uống đủ nước mỗi ngày.
Khi cơ thể đủ nước, nồng độ creatinin sẽ không tăng cao mà duy trì vừa phải.
Bạn cũng nên cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hằng ngày, bổ sung thêm trái cây, rau xanh để tăng khả năng bài tiết của thận.
Cân đối cường độ luyện tập
Tập thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những bài tập cường độ cao sẽ khiến quá trình chuyển hoá thức ăn thành năng lượng diễn ra nhanh hơn. Từ đó, cơ thể sinh ra nhiều creatinin.
Vì thế, hãy cân đối cường độ luyện tập 1 chút, tránh những bài tập nặng mà hãy thử sức với bộ môn chạy, tập yoga nhẹ nhàng.

Ngủ ngon và ngủ đủ giấc
Giấc ngủ chất lượng gắn liền với sự cải thiện của các chức năng trong cơ thể. Khi ngủ, tốc độ hình thành creatinin sẽ chậm hơn, từ đó giảm hàm lượng creatinine trong máu. Mặt khác, ngủ đủ giấc còn tránh được tình trạng stress, tăng chức năng lọc nước tiểu của thận.
Như vậy, để giải đáp cho việc làm sao để giảm creatinin trong máu an toàn, hiệu quả thì bạn nên ngủ đúng giờ và dành khoảng 7 đến 8 tiếng mỗi ngày nhé.

Sử dụng thuốc
Trong trường hợp khó kiểm soát hàm lượng creatinin, bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Hãy lưu ý 1 số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho chức năng thận. Do đó, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết, có bác sỹ kê đơn và cân đối liều lượng.

Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn ảnh hưởng lớn tới hàm lượng creatinin trong máu. Chính vì thế, với vấn đề làm sao để giảm creatinin trong máu thì lời khuyên dành cho bạn đó là hãy hạn chế lượng natri nạp vào.
Mỗi ngày, chỉ nên nạp khoảng từ 2 đến 3 gram. Nếu để natri dư thừa, nồng độ creatinine sẽ tăng lên nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa,… Thay vào đó, có thể bổ sung protein từ thực vật. Các loại hạt, đậu đều rất giàu protein nhưng lại không làm ảnh hưởng tới nồng độ creatinin.
Hạn chế thực phẩm giàu kali như hoa quả khô, chuối, khoai tây,… cũng là điều cần thiết.

Trên đây là những cách làm sao để giảm creatinin trong máu. Để đạt được hiệu quả cao và nhanh chóng nhất, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc. Đừng quên đi khám định kỳ để kiểm tra lượng creatinin trong máu cũng như những vấn đề về chức năng gan, thận nhé.
Creatinin trong máu là gì?
Creatinin máu được biết đến là sản phẩm dị hóa từ creatine phosphate. Chỉ số này có tác động nhiều đến sức khỏe ở mỗi người.
Định lượng creatinin trong máu thế nào là bình thường?
Định lượng creatinin được xem là bình thường khi dao động ở mức 62 – 115 Umol/l với nam; 44 – 88 Umol/l với nữ.
Làm sao để giảm creatinin trong máu?
Có nhiều cách, điển hình như:
1/ Sử dụng các loại thảo dược tương ứng giúp giảm creatinin.
2/ Thay đổi và xây dựng lối sống lành mạnh
3/ Cân đối cường độ luyện tập
4/ Ngủ ngon và ngủ đủ giấc
5/ Sử dụng thuốc đặc trị
6/ Thay đổi chế độ ăn