Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu có thai vẫn là vấn đề mà rất nhiều các chị em hiện nay băn khoăn, thắc mắc. Đặc biệt, đối với những bà mẹ mới mang thai lần đầu, hầu như họ rất ít khi nhận thấy được những thay đổi của cơ thể cũng như tâm sinh lý của mình. Nếu như có ý định mang thai, thì bạn nên để ý những dấu hiệu nhận biết có thai sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Dưới đây là 1 số dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất mà Làm Cách Nào muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hãy lắng nghe tiếng nói của cơ thể của mình ngay từ những dấu hiệu nhỏ nhất.
Mách bạn các dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất
Xuất huyết sớm
Đây là 1 trong những dấu hiệu sớm nhất cho biết về tình trạng có thai. Sau khi trứng thụ tinh bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ, sẽ dẫn tới tình trạng một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra. Do đó, gây ra tình trạng xuất huyết, màu trông giống như kinh nguyệt. Nếu như bạn chưa đến kỳ kinh nguyệt, nhưng lại có dấu hiệu xuất huyết, thì rất có thể đây là dấu hiệu có thai.
Cảm thấy mệt mỏi
Khi có thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao, gây ra tình trạng uể oải, mệt mỏi. Đối với những bà mẹ có sức khỏe và sức đề kháng yếu, rất dễ kiệt sức. Điều này còn được giải thích bởi cơ thể trong giai đoạn này bắt đầu phải cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé, cho nên chưa kịp thích nghi
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều. Dấu hiệu này cũng là dấu hiệu xảy ra sớm và dễ nhận biết. Khi trứng thụ tinh được 6 tuần, máu trong cơ thể sẽ tăng đáng kể. Khi đó, thận hoạt động liên tục với cường độ cao hơn để bài tiết, đồng thời bị tử cung chèn ép nên tăng cảm giác muốn đi tiểu.
Căng tức ngực và nhũ hoa dần sậm màu
Khi có thai, chị em thường có cảm giác ngực căng tức, to hơn và nhũ hoa dần sậm màu. Nếu để ý kỹ, các tĩnh mạch ở nhũ hoa cũng nổi hẳn lên. Đây là dấu hiệu mà bất cứ phụ nữ có thai nào cũng gặp phải và rất dễ nhận biết.

Đau mỏi lưng hoặc dọc xương sống
Hầu như bất cứ chị em mang thai nào cũng đối mặt với tình trạng đau mỏi lưng. Bởi lẽ, khi mang thai, dây chằng ở lưng phải giãn ra nhằm thích nghi với sự gia tăng kích thước của tử cung và thai nhi bên trong. Khi đó, phần xương sống phải chịu áp lực rất lớn, gây ra tình trạng đau mỏi.
Thói quen ăn uống thay đổi
Phụ nữ mang thai thường thay đổi khẩu vị đột ngột. Có thể không nhiều người để ý, nhưng đây lại là dấu hiệu rất rõ để bạn có thể nhận biết được mình có thai hay không. Chẳng hạn, bình thường bạn rất thích đồ ăn ngọt, nhưng giờ lại bỗng dưng chỉ thèm đồ ăn chua. Bên cạnh đó, cảm giác thèm ăn tăng cao, nhạy cảm với mùi vị, buồn nôn khi ăn đồ tanh,… cũng là những dấu hiệu không thể bỏ qua.

Tăng cân bất thường
Thèm ăn bất thường và tăng cân nhanh chóng là những triệu chứng thường đi kèm với nhau. Nếu như bạn không thường xuyên tăng cân, nhưng gần đây lại nhận thấy mình tăng cân đột ngột, quần áo mặc chật, thì rất có thể đây là dấu hiệu mang thai.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Có thể nhiều bà mẹ không để ý, nhưng tâm trạng của họ thay đổi khá thất thường khi mang thai. Nói đúng hơn, mẹ bầu rất thường hay “sáng nắng chiều mưa” dễ vui, buồn mà không rõ lí do. Hơn nữa, họ cũng trở nên nhạy cảm và dễ khó chịu, bực bội đối với những chuyện không đâu. Điều này được giải thích bởi sự thay đổi mạnh mẽ của lượng hormone trong cơ thể, khiến chị em khó để kiểm soát tâm trạng của mình.
Trễ kinh
Trễ kinh là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất và giúp chị em nhận biết được chính xác rằng mình có thai hay không. Sau khi trứng được thụ tinh, phụ nữ mang thai sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thai kỳ và kể cả vài tháng sau sinh. Ngay khi có dấu hiệu này, các bà mẹ nên thử thai hoặc đi khám để kiểm tra có phải đã có thai hay không, hay chỉ là sự rối loạn nội tiết gây ra trễ kinh hay mất kinh.
Cơ thể của các bà mẹ sẽ thay đổi rõ rệt khi bắt đầu thời gian thai kỳ. Chỉ cần tinh ý, quan tâm tới sức khỏe cũng như những thay đổi của cơ thể mình, thì chắc hẳn các bà mẹ sẽ nhận biết được dấu hiệu có thai một cách sớm nhất. Khi phát hiện có thai, các bà mẹ nên có chế độ quan tâm, chăm sóc sức khỏe và chuẩn bị về mặt tâm sinh lý tốt hơn, để vừa đảm bảo sức khỏe của mình, vừa nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> Xem thêm: 7 “nguyên liệu” giúp con trẻ chế biến món tiếng Anh hấp dẫn