Chàm sữa là một trong những loại thuộc về cơ địa rất phổ biến ở trẻ em nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là làn da của bé. Chính vì vậy để các mẹ có thêm kiến thức về căn bệnh này cũng như biết được các mẹo dân gian giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh này hiệu quả, lamcachnao.vn dành riêng bài viết hôm nay để làm rõ vấn đề này. Các mẹ đừng bỏ lỡ nhé!
Bệnh chàm sữa và nguyên nhân gây bệnh chàm sữa
Vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên rất dễ mắc các bệnh do tác nhân bên ngoài như thời tiết, khói bụi,… gây ra, và chàm sữa là một trong số đó. Đây là một loại bệnh viêm da mãn tính, tái phát nhiều lần, thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 – 14 tháng tuổi.
Theo các chuyên gia, có khoảng 90% trẻ đến 5 – 7 tuổi sẽ tự khỏi bệnh, chỉ một số ít trẻ phát triển bệnh đến tuổi trưởng thành.
Khi trẻ mắc bệnh chàm sữa, các bậc phụ huynh rất dễ nhận biết, bởi biểu hiện bệnh thể hiện qua 3 dấu hiệu chính đó là da của bé rất khô đồng thời nổi các đám mẩn đỏ kèm theo các mụn nước nhỏ, chảy dịch vàng và gây ngứa rất khó chịu.
Những biểu hiện bệnh này thường xuất hiện ở trên mặt và các nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân… đôi khi là xuất hiện trên khắp cơ thể tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa theo các chuyên gia nhận định là do:
+ Cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da do thời tiết.
+ Nguồn thức ăn của mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm cho trẻ. Cụ thể, nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh hay chất giàu đạm trong khi cơ thể bé không thích ứng được sẽ dẫn đến nguồn sữa có vấn đề, gây ra dị ứng.
+ Bên cạnh đó, các tác nhân từ môi trường sống như khói bụi, thời tiết, lông thú cưng hoặc các đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh kĩ cũng sẽ làm cho bé bị chàm sữa.
Mẹo dân gian giúp trị bệnh chàm sữa an toàn, hiệu quả
Mặc dù bệnh chàm sữa không phải là căn bệnh nguy hiểm thế nhưng nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của “bé cưng” nhà mình, đặc biệt là làn da, vì vậy bố mẹ điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Cách điều trị phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng các loại thuốc Tây y, dạng kem bôi trên da, thế nhưng cách này chỉ mang tính tạm thời vì rất dễ tái phát. Để trị tận gốc bệnh này, các mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian sau, vừa mang lại hiệu quả nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn:
Chữa bệnh chàm sữa ở trẻ bằng cách sử dụng tinh dầu dừa
Tinh dầu dừa là một trong những nguyên liệu giúp dưỡng ẩm cho da hoặc giúp tóc suôn mượt quen thuộc của chị em nhưng ít ai biết nó còn có tác dụng điều trị bệnh chàm ở trẻ em rất hiệu quả. Đó là vì dầu dừa có chứa chất kháng khuẩn, kháng nấm, chống ôxy hóa… tất cả đều giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng và chữa lành vết thương.
Để trị chàm sữa bằng cách này, trước tiên các mẹ hãy rửa sạch tay. Sau đó, cho vài giọt tinh dầu dừa vào lòng bàn tay rồi thoa lên vùng da bị bệnh kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả đạt được.
Với phương pháp này các mẹ nên áp dụng 2 lần/ ngày, nhất là khi mụn nước đã vỡ hoàn toàn, lúc này tinh dầu dừa vừa giúp tẩy tế bào da chết vừa giúp làn da bé phục hồi nhanh chóng.
Sử dụng khoai tây để điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ
Không phải ngẫu nhiên mà khoai tây trở thành loại củ khắc tinh của bệnh chàm sữa ở trẻ em. Bởi trong khoai tây có chứa rất nhiều chất như: đạm, tinh bột và cellulose, giàu canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và B2,… những chất này đều có tác dụng rất tốt trong việc oxy hóa các chất bẩn, loại bỏ các chất độc hại, giữ ẩm và bảo vệ da. Nhờ đó điều trị bệnh chàm vô cùng hiệu quả và toàn toàn với làn da mẫn cảm của bé.
Để trị bệnh chàm sữa bằng khoai tây, bố mẹ nên lựa chọn những củ khoai tây còn tươi, thái nhỏ sau khi đã sửa sạch và cho vào cối giã mịn. Tiếp đó, hãy sử dụng các thiết bị chuyên dụng lọc lấy nước cốt khoai tây, pha thêm một chút nước rồi. Cuối cùng bôi trực tiếp lên những vết chàm của con. Các mẹ hãy kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Sử dụng lá ổi hoặc lá trà xanh
Cả Đông y và Tây y đều công nhận lá ổi và lá trà xanh có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ngoài da, viêm da. Bởi 2 loại lá này đều chứa nhiều tinh dầu, các chất như tanin, vitamin K beta-sitosterol, limonen, axit maslinic… nên có tính kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, cho hiệu quả tích cực trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, đặc biệt là bệnh chàm sữa ở trẻ vô cùng hiệu quả.
Để ngăn ngừa và điều trị bệnh chàm sữa bằng các loại lá này, các mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá ổi hoặc trà xanh, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, cho vào nồi hoặc ấm đã được khử trùng đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút. Cuối cùng, dùng khăn sạch thấm nước lá ổi hoặc lá trà xanh đã đun sôi lau nhẹ nhàng lên vùng da bé bị chàm.
Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu các mẹ thực hiện vào buổi tối và áp dụng ít nhất 2 lần/ngày.
Qua những thông tin về bệnh chàm sữa cũng như cách điều trị bằng mẹo dân gian mà Bameviet chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng các mẹ sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với bé con nhà mình nhất.
Chúc mọi người xem tin vui vẻ và đừng quên theo dõi Làm Cách Nào để liên tục cập nhật những thông tin hữu ích khác.
>> Xem thêm: Lễ 30 /4 – 1/5 quý ông dẫn vợ đi đâu?