Một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai đó là đau lưng. Đâu lưng có thể xảy ra lúc mới thụ thai, vài tháng đầu thai kỳ hoặc cũng có một số trường hợp bị đau lưng đến tận những tháng cuối của thai kỳ. Cùng Làm Cách Nào tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng này mẹ bầu nhé!
Những nguyên nhân đau lưng khi mang thai
Thay đổi hormone
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra 1 loại hormone được gọi là Follicle Stimulating – FSH để kích thích trứng trưởng thành, điều này sẽ làm dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, các khớp xương lỏng lẻo dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng nâng đỡ lưng, gây ra tình trạng đau lưng.
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ còn tiết ra hormone Relaxin – giúp cổ tử cung và các cơ ở vùng xương chậu thư giãn để quá trình chuyển dạ, sinh con diễn ra suôn sẻ hơn.
Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau lưng.
Tâm lý căng thẳng:
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những căng thẳng của cảm xúc có thể gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai.
Ban đầu, khi mới biết tin mình mang thai tâm trạng chung của các mẹ bầu là vui vẻ, hạnh phúc, nhưng càng về sau sẽ có chút lo lắng, sợ hãi khi các triệu chứng ốm nghén xuất hiện cùng đó những cảm giác căng thẳng, khó chịu..
Khiến các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn trong tình trạng căng cứng, lâu dần cơ sẽ mệt mỏi và gây đau lung nhiều hơn.
Tăng cân
Càng về sau thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi là cân nặng của thai phụ ngày càng tăng. Chính việc tăng trọng lượng cơ thể này, khiến cho cột sống, khung xương chậu, tạo ra sức ép cho vùng lưng phải gánh sức nặng này, dẫn đến tình trạng đau mỏi lưng.
Ngoài ra, vào cuối thai kỳ khi thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời, khiến những cơ đau lưng tăng lên.
Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng ngược lại với lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ nhiều hơn, khiến cơn đau lưng nặng hơn nữa.
Thay đổi tư thế
Càng về sau thai kỳ, bụng mẹ bầu càng to hơn cùng với sự phát triển của thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng mẹ bầu thường ngả về phía sau, khiến phần lưng bị cong, gây đau lưng.
Ngoài ra, các thoái quen như ngồi bệt, chống hai tay ra phía sau để giữ trọng lượng cơ thể, chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi di chuyển của mẹ bầu,… khiến lưng vùng lưng bị tổn thương vì chịu áp lực lớn, gây đau lưng nhiều hơn.
Các cơ vùng bụng yếu đi
Vai trò của các cơ vùng bụng là chịu sức ép từ cơ thể khi nằm sấp và giúp co giãn linh hoạt khi gập người lại,… Nhưng khi mang thai, các cơ này bị kéo giãn quá cỡ, yếu dần do sự lớn lên của thai nhi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng cho các mẹ bầu.
Những điều nên làm để giảm đau lưng khi mang thai
Đầu tiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sỹ, quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây đau thắt lưng, từ đó biết được những điều nên làm và cần tránh. Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
Cần kiểm soát cân nặng:
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều. Kiểm tra chỉ số cơ thể thường xuyên và đảm bảo không tăng quá 12kg suốt thai kỳ.
Giữ đúng tư thế
Cố gắng giữ tư thế thẳng khi đứng lên, ngồi xuống hay di chuyển. Giữ vai thẳng nhưng cũng cần phải thoải mái.
Khi đứng, 2 chân nên cách nhau rộng bằng vai, để tạo mặt chân đế rộng và vững Tránh đứng yên quá lâu một chỗ hay ngồi liên tục hơn 30 phút. Thỉnh thoảng nên di chuyển để các khớp dễ chịu hơn.
Khi ngồi làm việc đảm bảo ghế ngồi êm và phân bố trọng lượng của bạn đều khắp mông, có thể dùng 1 chiếc ghế thấp để gác chân khi bạn ngồi làm việc, điều này sẽ tốt hơn cho lưng đấy.
Thường xuyên tập thể dục
Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga cho bà bầu, bơi lội,… nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp được dẻo dai, hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.
Cần tránh một số môn thể thao vận động quá mạnh hoặc có thể gây đau nhiều hơn.
Tránh mang xách vật nặng
Vì mang vác đồ nặng có thể làm căng cơ. Nếu cần nhặt vật gì dưới thấp, mẹ bầu nên ngồi xuống nhặt, không nên đừng cúi người, vì cúi người xuống hoặc vặn người có thể làm khớp thắt lưng hông và vùng chậu căng nhiều hơn.
Mặc quần áo, giày dép phù hợp
Cần tránh mang giày cao gót vì chúng sẽ làm ảnh hưởng dáng đi lẫn khiến bạn có xu hướng nghiêng người ra trước nhiều hơn tư thế bình thường. Tốt nhất nên đi giày có đế bằng và thấp, có hỗ trợ vòm chân, có độ rộng và mềm mại, vừa chân.
Mặc quần áo dành cho bà bầu, rộng rãi, thoáng mát, có một số quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
Tư thế ngủ đúng
Khi ngủ bạn không nên nằm ngửa và nằm đầu thấp nên co gối, dùng gối ôm và nằm nghiêng, tốt nhất là nằm nghiêng sang trái, sẽ tốt cho tuần hoàn của bạn lẫn thai nhi.
Khi mang thai bạn nên nghỉ ngơi và ngủ nhiều, vì khi ngủ, cơ thể bạn sẽ được hồi phục và năng lượng được tái tạo.
Ngoài ra, nếu ngủ bằng nệm bạn nên kiểm tra xem tấm đệm đó có hỗ trợ tư thế ngủ khi mang thai không. Nếu nệm bị lún và không thể giữ cột sống bạn thẳng, thì bạn nên đổi tấm nệm khác.
Massage hoặc uống thuốc hỗ trợ:
Mẹ bầu nên tham khảo các loại massage bầu, vật lý trị liệu hay phương pháp thư giãn, bài tập giãn cơ cho bà bầu, để giúp các cơ ở lưng và chân được co giãn và tạo độ đàn hồi nhờ đó bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đi triệu chứng đau lưng.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm cũng giúp giảm đau lưng hiệu quả. Bà bầu có thể mặc thêm các loại áo hỗ trợ như băng bụng, áo nịt hỗ trợ,…
Những loại này sẽ có ích cho vùng bụng khi phải chịu sức nặng của bé đồng thời hỗ trợ cột sống và cải thiện tình trạng đau lưng.
Mẹ bầu vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc các loại cao dán.Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Chế độ ăn phù hợp
Khi mang thai, một chế độ ăn cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết. Cân đối chế độ ăn uống, không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, điều này vừa tránh tăng cân quá mức vừa bổ sung đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Chúc mọi người xem tin vui vẻ. Làm Cách Nào hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo cùng các thông tin hữu ích nhất.