Một trong những triệu chứng ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đó chính là bé bị nổi mụn nước. Theo bác sĩ, trẻ bị nổi mụn nước ở tay chân có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng, thủy đậu,… hay nhẹ hơn là viêm da. Tùy từng nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị thích hợp cho trẻ. Ngay khi trẻ bị nổi mụn nước ở tay chân, bố mẹ nên đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em.
Bởi mụn nước vỡ sẽ gây viêm nhiễm vùng da lân cận và khiến con đau rát, khó chịu, bỏ ăn,… ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Làm Cách Nào tìm hiểu kĩ vấn đề này nhé.
Cách chữa trị và nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em !
Dấu hiệu bé bị nổi mụn nước
Đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có hệ miễn dịch và sức đề kháng rất non nớt, chính vì thế con có thể gặp phải rất nhiều vấn đề ngoài da nếu mẹ không bảo vệ con cẩn thận.
Trẻ bị nổi mụn nước ở tay chân hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đôi khi xuất hiện ở cả mặt và mông của bé. Các nốt mụn nước thường rất nhỏ, mọc riêng rẽ hoặc thành từng cụm và phía trong có chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt, để nặng hơn có thể xuất hiện mủ và máu.
Vùng da gần nơi có mụn nước cũng thường ửng đỏ lên và gây nóng rát cho trẻ. Các nốt mụn nước trên da trẻ rất dễ vỡ, khi vỡ ra sẽ khô dần, đóng vảy và bung ra. Mụn nước sinh lý sẽ biến mất sau 1-2 tuần hoặc lâu hơn. Tương tự như các bệnh ngoài da ở trẻ khác, mụn nước thường làm bé rất khó chịu, gây ngứa ngáy và khi bé vô tình làm vỡ mụn thì tình trạng viêm nhiễm sẽ nặng hơn.
Bé bị nổi mụn nước ở tay chân – nguyên nhân do đâu mà ra?
Mụn nước có thể xuất phát từ dị ứng, do cơ địa da bé mẫn cảm hoặc do những nguyên nhân bệnh lý sau:
Tay chân miệng là bệnh được nhắc đến đầu tiên trong nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em
Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.
Ban đầu trẻ sẽ bị phát ban, các nốt mụn lần lượt xuất hiện ở tay, chân, miệng, mông,… không ngứa và biến mất dần sau khi vỡ ra.
Trẻ bị tay chân miệng sẽ có những triệu chứng kèm theo như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy và biếng ăn.
Bệnh tay chân miệng diễn biến khá phức tạp, nếu nhiễm trùng nặng sẽ cần đến sự hỗ trợ từ thuốc giảm sốt, giảm đau và cách ly, chăm sóc trẻ trong môi trường sạch sẽ.
Thủy đậu (trái rạ) là nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em hàng đầu
Thủy đậu là bệnh ngoài da lành tính nhưng dễ bị truyền nhiễm, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc đường hô hấp.
Đầu tiên trẻ bị nổi mụn nước ở tay, chân, mặt, lưng,.. toàn thân và kèm theo triệu chứng đau đầu, sốt kéo dài, buồn nôn và mệt mỏi.
Xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh đột ngột và kéo dài 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng.
Nếu được chăm sóc và bôi thuốc chống nhiễm trùng thì bệnh sẽ không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Để biều trị cho trẻ bị thủy đậu, bác sĩ sẽ tùy vào mức độ bệnh mà cho bé uống vitamin C, chấm dung dịch xanh metylen vào nốt mụn để chống nhiễm trùng.
Nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em có thể bắt nguồn từ bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở ở trẻ tương tự như các bệnh về da khác như chàm, côn trùng cắn khiến da bị tổn thương và nổi mụn nước.
Dấu hiệu là các nốt mụn đỏ, có chứa nước vàng bên trong xuất hiện trên miệng, trên bàn tay và bàn chân. Mụn khiến trẻ đau nhức và ngứa, trường hợp nặng có thể sưng hạch bạch tuyết gần vị trí bị nhiễm trùng.
Mẹ cần đặc biệt lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương và dùng thuốc mỡ kháng khuẩn để tránh lây nhiễm.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay là cách gọi khác của một trong những dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa hoặc các thành phần trong sữa mẹ, thức ăn dặm.
Để chữa trị, mẹ cần xác định những yếu tố kích ứng là nguyên nhân gây bệnh. Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, có thể dùng các loại thuốc kháng Histamine để giảm ngứa và giảm phản ứng dị ứng, thuốc bôi da bôi Corticosteroid để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Trẻ sơ sinh ít khóc – Đa số là bình thường nhưng cẩn thận nguy cơ trẻ suy giáp!Trẻ sơ sinh ít khóc – Đa số là bình thường nhưng cẩn thận nguy cơ trẻ suy giáp! Mẹ nên cắt tóc máu cho bé khi nào để con có mái tóc dày và đẹp?Mẹ nên cắt tóc máu cho bé khi nào để con có mái tóc dày và đẹp?
Côn trùng cắn – Là nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ em
Làn da trẻ nhỏ rất mẫn cảm nên chỉ một vết côn trùng cắn cũng có thể gây tấy đỏ, một số trường hợp da trẻ bị nổi mụn nước ở tay chân, bóng nước hoặc các nốt dạng hạch lympho.
Các nốt mụn sẽ nhanh chóng tự biến mất, để trẻ không bị nhiễm trùng da thì mẹ có thể dùng thuốc bôi da trị côn trùng, thuốc kháng Histamine để giảm ngứa.
Trường hợp trẻ có phản ứng lạ hoặc bị nôn mửa, co giật cha mẹ cần đưa ngay đi cấp cứu ngay.
Chung quy lại, nếu da bé có xuất hiện mụn nước, mụn đỏ, mụn li ti thì gia đình cần xác định rõ nguyên nhân trẻ bị nổi mụn nước do đâu để cung cấp cho bác sĩ có hướng điều trị cụ thể. Nếu tự ý chăm sóc, tắm hoặc bôi thuốc cho bé tại nhà có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
>> Xem thêm: LÊN THỰC ĐƠN CHO TRẺ BIẾNG ĂN NHƯ THẾ NÀO?