Viêm họng cấp là một trong những bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cùng lamcachnao.vn tìm hiểu 5 dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ nhỏ điển hình để giúp cha mẹ phát hiện sớm và kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám, điều trị.
[su_box title=”Xem Thêm” style=”bubbles” box_color=”#f54280″ radius=”2″]
Mách mẹ các bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm họng cấp an toàn, hiệu quả
Điều trị bệnh táo bón cho trẻ ngay tại nhà với những phương pháp dân gian sau
Bảo vệ con trẻ khi thời tiết nắng nóng
Tổng hợp các bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa hè
Muốn trị dứt điểm bệnh chàm sữa ở trẻ các mẹ đừng bỏ qua các mẹo sau
[/su_box]
Họng là vị trí của ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của đường dẫn không khí vào phổi, dẫn thức ăn và nước uống qua thực quản. Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp ở trẻ em.
Viêm họng cấp tính là sưng nề niêm mạc họng một cách nhanh chóng. Căn nguyên gây viêm họng cấp tính có thể do vi khuẩn, virut, vi nấm hoặc tác động của môi trường.
Điều kiện thuận lợi nhất cho các loại vi sinh vật gây bệnh có nhiều nhưng bị lạnh đột ngột là yếu tố rất cần được quan tâm. Lạnh đột ngột có thể do thời tiết thay đổi, nhưng vào mùa nắng nóng trẻ hay dùng các loại nước giải khát lạnh quá thì rất dễ xảy ra viêm họng cấp.
Nhận biết nhanh 5 dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ nhỏ và những biến chứng nguy hiểm
Dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ nhỏ dễ nhận biết
Hầu hết các trường hợp bị viêm họng cấp đều có các biểu hiện chung như sốt, đau họng, ho, biểu hiện nhiễm khuẩn. Bệnh nhân thường bị sốt cao 39 – 40 độ C, rét run, thấy đau rát họng nhất là khi nuốt. Ho được biểu hiện ban đầu là ho khan rồi ho từng cơn, ho có đờm. Và cũng chính ho được xem là dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ nhỏ đáng lưu ý nhất.
Ngoài ra, ở hầu hết các trường hợp viêm họng cấp, người bệnh đều có cảm giác môi bị khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, nét mặt bơ phờ mệt mỏi. Khi thăm khám thực tế thấy niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to, đỏ, có thể thấy hạch góc hàm sưng đau.
Các trường hợp bị viêm họng cấp do hạch hầu và viêm họng vincent thì nổi bật là triệu chứng nhiễm độc toàn thân, sốt không cao nhưng mặt xanh tái, mệt mỏi, bơ phờ, nước tiểu ít, họng có giả mạc trắng.
Viêm họng cấp ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
Nếu sức đề kháng trẻ tốt bệnh sẽ khỏi dần, nhưng nếu trẻ có sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn tiến phức tạp hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản…
Cụ thể, viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40 độ C, ho, nghẹt mũi (một hoặc hai bên mũi), đau rát họng, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bú ít.
Với trẻ nhỏ khi viêm họng cấp mà sốt cao rất có thể bị co giật. Các trẻ lớn đã biết nói có thể sẽ kêu với bố mẹ là đau đầu, đau họng (nuốt đau), nghẹt mũi, ù tai, rát họng. Một số trẻ kêu bị đau nhức trong tai, kèm theo đó là chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn.
Nếu sờ vào vùng cơ ức đòn chũm, góc hàm có thể thấy xuất hiện viêm tấy hạch và đau. Viêm họng cấp nếu không được điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Nguy hiểm nhất là những trẻ viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) có thể dẫn đến thấp tim, viêm cầu thận cấp. Viêm họng cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ đầu thì cũng rất dễ chuyển thành viêm họng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần.
Cần làm gì khi trẻ bị viêm họng cấp?
Nếu bệnh nhẹ chỉ điều trị các triệu chứng còn khi bệnh đã trở nặng, trẻ ho nhiều, sốt cao, đờm có màu xanh và vàng thì bắt buộc phải điều trị kháng sinh. Việc điều trị khó khăn hơn, tốn kém và thời gian kéo dài hơn.
Để phòng ngừa bệnh, phụ huynh hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người, khi người lớn và trẻ khác bị bệnh không cho trẻ tiếp xúc tránh lây lan. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, nhà cửa sạch sẽ, rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Phụ huynh không được tự ý đi mua thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm và tránh tình trạng trẻ nhờn thuốc, khó cho việc điều trị sau này.
Hy vong với 5 dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ nhỏ trên đây thì để có phương pháp điều trị an toàn và triệt để nhất, lamcachnao.vn khuyên rằng cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ.
>> Xem thêm: Thận trọng với 5 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua