Những điều cần biết về cách chăm sóc mẹ và thai nhi sau khi thụ tinh nhân tạo thành công

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Sau khi thực hiện quá trình thụ tinh nhân tạo xong, việc các ông bố bà mẹ quan tâm nhất lúc này đó là việc thụ thai có thành công hay không? Biểu hiện của thụ tinh nhân tạo thành công là gì? Và cách chăm sóc mẹ, thai nhi sau khi thụ tinh thành công như thế nào? Cùng Làm Cách Nào giải đáp tất cả những thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé!

Thụ tinh nhân tạo bao nhiêu lần mới mang thai? Biểu hiện của thụ tinh nhân tạo thành công

Kết quả của phương pháp thụ tinh nhân tạo khác nhau ở mỗi trường hợp, tùy thuộc vào độ tuổi của người vợ và chất lượng tinh trùng người chồng,… Có trường hợp thành công ngay từ lần đầu tiên thực hiện, một số cặp vợ chồng phải tiến hành rất nhiều lần mới có thể thụ thai. Ngoài ra, cũng có những cặp vợ chồng không thành công.

thu-tinh-nhan-tao-thanh-cong

Bác sĩ thường khuyên các cặp vợ chồng nên thực hiện phương pháp này ít nhất từ 3 – 6 lần. Nếu vẫn không có hiệu quả, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những pháp pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của chính bạn hay trứng được hiến tặng, hoặc nhờ người mang thai hộ.

Cần mất khoảng 14 ngày trở lên để xem liệu việc thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng có thành công hay không, khi đó nồng độ hormone hCG tăng lên đủ để kiểm tra và biết được mình có mang thai hay không.

Các triệu chứng mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện trong vòng 2 tuần trở lên. Hiện tượng ra máu báo thai, có thể xảy ra từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi thụ thai, hiện tượng này có người có cũng có người không, có thể kèm đau bụng.

Các biến chứng có thể gặp khi thụ tinh nhân tạo

Khoảng dưới 1% những phụ nữ khi thụ tinh nhân tạo có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Trong quá trình thực hiện thụ tinh nhân tạo, do phải đặt ống catheter vào trong tử cung nên có thể bị thương nhẹ gây chảy máu ở âm đạo, nhưng điều này thường không ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai.

Thông thường, việc thụ tinh nhân tạo sẽ không làm tăng nguy cơ mang đa thai. Nhưng nếu bác sĩ có sử dụng thuốc kích trứng, nguy cơ mang đa thai sẽ gia tăng. Mang đa thai sẽ nguy hiểm hơn mang đơn thai vì trẻ có thể bị sinh non, nhẹ cân và người mẹ sẽ phải chịu áp lực về sức khỏe.

biến-chứng

Ngoài ra, khả năng gặp phải dị tật bẩm sinh ở thai nhi là khoảng 2 – 4% dù bạn thực hiện thụ tinh nhân tạo hay mang thai tự nhiên.

Cách chăm sóc mẹ và thai nhi sau khi thụ tinh thành công

Để gia tăng khả năng thụ thai thành công và đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên:

  • Nghỉ ngơi thư giãn từ 4-5 ngày sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, giữ tinh thần thoải mái.
  • Trong 2 tuần sau khi thụ tinh nhân tạo, trừ đi bộ nhẹ thì không được tập thể dục hay vận động mạnh.
  • Ăn những thức ăn giàu chất đạm vì cơ thể mẹ cần protein để giúp quá trình thụ tinh trứng và giúp trứng cấy đúng vào tử cung. Uống đủ ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày.
  • Tránh nhiễm siêu vi như cảm lạnh, cảm cúm,… Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng các loại thuốc.

chăm-soc-mẹ-bau

Trong thời gian này mẹ sẽ cảm nhận một số các dấu hiệu như: chán ăn, cảm thấy mệt mỏi; do quá trình chuyển phôi vào buồng tử cung và phôi thai làm tổ nên mẹ có cảm giác đau bụng vùng hạ vị; có thể ra huyết âm đạo, nhưng với lượng rất ít chỉ vài giọt; cảm giác căng đau vùng ngực,… Khi bắt gặp những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên đi lại, làm việc hay thức khuya, ăn những thức ăn dễ tiêu. Chú ý tuyệt đối không ăn các loại thức ăn như rau ngót, rau răm, rau cần tây, đu đủ, dứa, không dùng đồ kích thích: bia, rượu, trà, cà phê.

Tiếp theo, sau 4 – 6 tuần thụ tinh, phôi thai phát triển tốt, các dấu hiệu ốm nghén sẽ bắt đầu xuất hiện như buồn nôn, ăn uống kém, mệt mỏi, đau lưng,… Lúc này mẹ bầu đã có thể di chuyển, làm các việc nhẹ nhàng. Nhưng vẫn phải tiếp tục dùng thuốc hỗ trợ để phôi thai phát triển tốt hơn.

Mẹ bầu sẽ được khám thai định kỳ theo lịch khám thai và thực hiện đầy đủ các quy trình nội dung khám thai, dùng thuốc hỗ trợ và bổ sung thuốc sắt, canxi,.. kết hợp ăn uống đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng, tiêm ngừa, xét nghiệm dung nạp đường, tất cả như quá trình mang thai bình thường

Đối với thai nhi thụ tinh nhân tạo, vào những tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ thường sử dụng thuốc hỗ trợ phổi – thuốc Corticoid, vì thai nhi có nguy cơ sinh sớm so với ngày dự sinh.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mẹ, mẹ mang đơn thai hay đa thai mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh thường hay sinh mổ.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo với những nội dung thú vị và hữu ích nhất.

 

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng