Khi mẹ bầu mang thai đôi, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhất. Vậy, những lưu ý quan trọng khi mang thai đôi là gì? Cùng Làm Cách Nào tìm hiểu ngay nhé!
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc:
Mang bầu song thai, nghĩa là cơ thể bạn đang làm việc gấp đôi so với những bà bầu bình thường, nhằm nuôi dưỡng và giúp tận 2 sinh linh đang trong quá trình phát triển khỏe mạnh. Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn gấp nhiều lần so với những thai phụ khác, vì vậy mẹ bầu nên tranh thủ ngủ những giấc ngắn trong ngày giúp cơ thể hồi phục năng lượng tốt hơn, hãy cố gắng nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt thư giãn, nằm gác đầu trên gối, có thể nghe nhạc nhẹ nhàng.
Đừng cố gắng làm việc quá sức vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bản thân và cả thai nhi trong bụng.
Uống đủ nước, không để cơ thể bị mất nước:
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và bé, nhất là với các bà bầu mang thai đôi. Để đảm bảo cơ thể không bị mất nước, bà bầu cần uống nhiều nước, khoảng 1,8 – 2 lít/ngày trong thời gian đầu mang thai. Vào cuối thai kỳ, nên uống khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày.
Những tác dụng của việc uống đủ nước trong suốt thời kỳ mang thai:
- Giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai;
- Giúp mẹ bầu giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Tránh mất nước khi người mẹ đổ mồ hôi quá nhiều và đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ bầu;
- Giảm nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ phân su trong chất lỏng;
- Nếu mẹ bầu mất nước có thể gây ra các cơn co thắt và chuyển dạ sinh non.
Nên ăn nhiều hơn và đầy đủ chất dinh dưỡng:
Để đảm bảo cho cả 2 thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần phải tăng từ 15 – 20 kg. Đồng nghĩa với việc mẹ bầu song thai phải dung nạp gấp đôi năng lượng so với bà bầu đơn thai, nên ăn nhiều hơn, có thể chia thành nhiều bữa trong ngày để ăn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, số năng lượng khuyến cáo là 500 calo/ngày.
Ốm nghén trầm trọng:
Ốm nghén sẽ trầm trọng hơn rất nhiều, đây là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của mẹ mang thai đôi. Nguyên nhân được cho là do hormone tăng cao hơn. Vì vậy, mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói, nhạy cảm với mùi như mùi thực phẩm, thuốc lá,… Không chỉ có thế, các bà mẹ mang thai đôi còn cảm thấy đau lưng, khó ngủ và mệt mỏi nhiều hơn những bà mẹ mang đơn thai… Tỷ lệ thiếu máu và xuất huyết khi sinh ở mẹ mang song thai cũng trầm trọng hơn nhiều.
Tăng cân nhanh chóng:
Những bà bầu mang thai đôi sẽ tăng cân nhiều hơn so với bình thường. Sự tăng cân này là do trọng lượng của 2 bé và bởi cơ thể mẹ sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 bé trong người.
Mẹ bầu mang thai đôi nên tăng từ 20 – 25 kg trong suốt thai kỳ so với cân nặng chuẩn thông thường từ 12 – 16 kg. Trong đó, khoảng 4,5 đến 5,5 kg sẽ là cân nặng của các bé, phần còn lại sẽ là nước ối, máu, nhau thai, chất béo dự trữ… Việc tăng cân khi mang thai đôi là vô cùng quan trọng để có đủ dưỡng chất và sức khỏe cho 2 thai nhi phát triển.
Chuyển dạ sẽ đến sớm hơn:
Trên thực tế, hầu hết các bà mẹ mang thai đôi thường sinh nở ở tuần 34-37 của thai kỳ, rất hiếm người có thể chờ đến tuần 40. Những cặp song sinh đều được an toàn bởi sự chăm sóc đặc biệt của các bác sĩ khoa sản, nhưng cũng thường phải đối mặt với nguy cơ xấu về đường hô hấp vì chúng chào đời sớm hơn ngày dự sinh.
Dù thai kỳ có khỏe mạnh nhưng các bé sinh đôi thường nhẹ cân hơn so với bé sinh thường và việc ngăn ngừa sinh non khi mang song thai là điều không thể. Đây là rủi ro mà các mẹ mang thai đôi phải chấp nhận.
Mang thai đôi sinh mổ là phổ biến:
Đến 80% với các mẹ mang song thai có khả năng phải sinh mổ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng, tỷ lệ mang thai ngược ở các cặp song sinh là rất phổ biến. Chính vì thế, những tuần cuối của thai kỳ mẹ bầu phải đi khám thai thường xuyên để chọn được phương pháp sinh an toàn nhất.
Chúc các mẹ bầu mang thai đôi có một thai kỳ thuận lợi và an toàn nhất. lamcachnao.vn hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết theo cùng những thông tin hữu ích khác.