Cân nặng thai nhi là cơ sở quan trọng để các mẹ theo dõi và có phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố để các mẹ đánh giá sự phát triển thai nhi có bình thường hay không.
Rất nhiều mẹ còn lúng túng về kiến thức cân nặng em bé theo tuần thai. Với bài viết sau đây của Làm Cách Nào, chắc hẳn, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề đáng lưu ý này.
Cân nặng thai nhi nói lên điều gì?
Khi mang thai, bất cứ các mẹ nào cũng cần phải được thăm khám để kiểm tra sức khỏe của bản thân cùng con yêu trong bụng. Với các máy móc và thiết bị hiện đại, tình trạng thai nhi có bình thường hay không, những thông tin liên quan đến chiều cao, cân nặng, chỉ số về tim mạch,… lúc này đều sẽ được biểu hiện và kiểm soát một cách chính xác nhất. Qua đó, khi thai phát triển bất thường, ta sẽ áp dụng các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng này.
Trong quá trình mang thai chín tháng 10 ngày, cân nặng của thai nhi đều sẽ có sự thay đổi và liên tục tăng lên rõ rệt theo sự phát triển của bé. Nếu em bé của bạn siêu âm có cận nặng quá khiêm tốn, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn để có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý hơn. Nếu thai to, phát triển với cân nặng lớn hơn bình thường, các mẹ sẽ cần chú ý xem có xuất hiện điểm khác thường nào hay không cũng như có sự chuẩn bị phương pháp sinh con tốt nhất.
Như vậy, cân nặng thai nhi rất quan trọng, nó nói lên tình trạng thai đang khỏe hay yếu. Việc theo dõi và thăm khám thai kỳ thường xuyên là đặc biệt cần thiết, giúp các mẹ có thể dõi bước theo từng hành trình phát triển của con yêu.
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi theo các tuần tuổi mà mẹ nên biết
Bạn đang băn khoăn và gặp vấn đề về việc theo dõi cân nặng thai nhi? Bạn không biết cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chính xác như thế nào để có thể khẳng định thai của mình phát triển bình thường?
Để biết cân nặng thai có đảm bảo đạt yêu cầu chung hay không, chúng ta có thể hãy tham khảo qua bảng sau đây:
Theo bảng trên, các mẹ bầu có thể dễ dàng theo dõi chiều cao và cân nặng của thai. Theo các tuần, cân nặng và chiều cao của bé sẽ có sự khác nhau và liên tục tăng cao. Trong các đợt thăm khám thai định kỳ và căn cứ vào bảng tiêu chuẩn này, bạn hoàn toàn có thể xác định được, liệu em bé của mình có đạt mức bình thường hay không.
Những yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi, có thể kể đến như:
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn, ví dụ như mẹ bạn trước đây mang thai nhỏ thì có thể di truyền sang thế hệ của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, bởi thai nhỏ nhưng nếu đảm bảo sự phát triển đồng bộ và chức năng thể chất, tinh thần, trí tuệ đều hoàn thiện thì không quá lo ngại. Điều này thậm chí giúp bạn dễ sinh hơn trong quá trình vượt cạn.
Chế độ ăn uống của mẹ
Cân nặng thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống người mẹ. Nếu như người mẹ hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện ăn uống tốt, trên thực tế có thể dẫn đến thai nhỏ, nhẹ cân, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sau sinh.
Có trường hợp, trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ xuất hiện tình trạng nghén không ăn uống được dẫn đến thai suy dinh dưỡng và gây ra những hệ quả tai hại về sau như: trí tuệ trẻ kém phát triển, trẻ bị tự kỷ, chậm lớn,… Do vậy, để cân nặng em bé đạt tiêu chuẩn, các mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý nhé.
Số lượng thai nhi
Số lượng thai nhi quyết định nhiều đến cân nặng của thai. Với những mẹ mang thai đôi, thậm chí thai ba thì các bé sẽ có cân nặng nhẹ hơn hẳn so với trường hợp bé được mẹ mang một thai.
Thiên chức làm mẹ là vô cùng cao cả của người phụ nữ. Khi mang thai người mẹ luôn mong muốn và dành những điều tốt đẹp nhất cho em bé của mình. Theo đó, trong suốt quá trình thai kỳ, các mẹ đừng quên theo dõi cân nặng thai nhi để biết được em bé của mình phát triển khỏe mạnh hay không.
Còn gì hạnh phúc hơn khi mỗi ngày mẹ cảm nhận được con yêu đang lớn dần trong bụng của mình và dành tất cả tình yêu thương và trân trọng cho con. Hãy theo dõi sức khỏe của con qua bảng cân nặng thai nhi để cùng con khôn lớn và phát triển toàn diện nhất nhé.
>> Xem thêm: Làm sao để hạn chế tình trạng trầm cảm khi mang thai ở các mẹ bầu?