Mang thai là thời điểm mà các chị em phụ nữ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi, bao gồm những thay đổi bên trong cơ thể (nội tiết tố, tâm sinh lý,…) và sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé cưng. Chính vì những áp lực khi mang thai, không ít mẹ bầu đã bị rơi vào trạng thái trầm cảm. Đây là một căn bệnh về tâm lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra vô vàn những ảnh hưởng xấu.
Bạn đã biết gì về căn bệnh này chưa? Hãy cùng Làm Cách Nào theo dõi bài viết dưới đây để có thêm cho mình những thông tin hữu ích cũng như các cách phòng tránh bệnh trầm cảm khi mang thai hiệu quả nhất nhé!
Tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm khi mang thai ở các chị em
Trầm cảm khi mang thai là gì?
Bệnh trầm cảm khi mang thai – căn bệnh vốn không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta. Tưởng chừng nó không có biểu hiện gì nguy hiểm, song, nếu không được phát hiện sớm và kịp thời, bệnh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.
Thực tế đã cho thấy, có khá nhiều trường hợp do sự chủ quan hay vì nhầm lẫn giữa các dấu hiệu của căn bệnh này, với các thay đổi tâm sinh lý của người nữ khi mang thai đã khiến các mẹ bầu rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, kéo theo đó, những ngày tháng thai kì dường như trở thành nổi ám ảnh của mẹ bầu.
Chứng trầm cảm trong những tháng thai kỳ không chỉ mang đến ảnh hưởng lớn cho phụ nữ mang thai mà nó còn có khả năng khiến chị em dễ rơi vào tình trạng sảy thai, sinh non, thai nhi không phát triển tốt do những ảnh hưởng tâm lý từ người mẹ,… Ngoài ra, bé cưng khi sinh ra còn có thể bị mắc chứng tự kỉ bẩm sinh, suy dinh dưỡng, kém thông minh,…
Đáng chú ý hơn, có đến hơn 50% những phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng ở giai đoạn mang thai sẽ tiếp tục phát triển tình trạng bệnh sau sinh, khiến việc chăm sóc con trở nên mệt mỏi và đáng lo ngại hơn bao giờ hết.

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm khi mang thai
Nếu một ngày, gia đình hoặc chính bản thân các chị em đang mang thai nhận thấy có một vài trong những biểu hiện sau đây, thì cần phải lưu ý và lập tức tiến hành kiểm tra sức khoẻ ngay, nhằm nhận được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và tốt nhất từ các bác sĩ, chuyên gia.
Cụ thể, các dấu hiệu bao gồm: mẹ bầu thường thấy chán nản, lo lắng, buồn bã liên tục không lý do, dễ cáu gắt, không thấy vui vẻ, không tìm thấy bất kì một niềm vui nào trong sinh hoạt, ngủ không được sâu, không được yên giấc,… Ở giai đoạn nặng hơn, các thai phụ dễ thu mình vào 1 vỏ bọc, tự cô lập chính bản thân với gia đình và bạn bè,….

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trầm cảm khi mang thai
Khoa học đã chứng minh nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm khi mang thai chính là do các hormone trong cơ thể phụ nữ. Lúc này, chị em trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Chính những tác động từ bên ngoài, cộng với sự thay đổi hormone đã gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý mẹ bầu, tới một mức độ nhất định sẽ nảy sinh ra bệnh lý trầm cảm.
Ngoài ra, trong trường hợp các chị em mang thai ngoài ý muốn, bản thân họ chưa sẵn sàng để đón con chào đời, dưới tình trạng mang thai đã mang đến cho các mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống,… cũng khiến họ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hơn.

Phòng chống và xử lý đối với bệnh trầm cảm khi mang thai như thế nào?
Bệnh trầm cảm khi mang thai không có một loại thuốc đặc trị nào. Thông thường, đối phó với căn bệnh này, chúng ta phải sử dụng đến những kĩ năng trong cuộc sống là chính.
Các mẹ bầu nên suy nghĩ mọi thứ đơn giản, không nên quá gò ép bản thân vào một khuôn khổ nào đó hay đòi hỏi bản thân phải được như khi chưa mang thai. Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động giải trí thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim, đi dạo, tập các bài yoga, thể dục nhẹ nhàng,…
Đặc biệt, khi gặp chuyện gì đó gây phiền não, bạn nên nói ra tâm sự của mình với người thân, chẳng hạn như chồng, chị em, ba mẹ, hoặc một người bạn thân nào đó. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng và stress cực kỳ hữu ích.
Ngoài ra bạn cũng cần lựa chọn cho mình một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh cũng như một thời gian biểu sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các chị em đã có thêm cho mình những kiến thức nhất định, giúp phòng tránh bệnh trầm cảm hiệu quả hơn trong thai kì. Hãy luôn vui vẻ, để những ngày tháng đón chờ con yêu chào đời trở nên thật sự ý nghĩa và hạnh phúc nhé!