Suy dinh dưỡng ở trẻ em đây là một trong những điều khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng cơ thể sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân và giải pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em như thế nào. Hãy cùng lamcachnao.vn tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng:
Giai đoạn bào thai: Khi mang thai do người mẹ ăn uống không đầy đủ, thiếu chất dinh dưỡng khiến bào thai cũng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ sinh non, sinh không đủ tháng.
Giai đoạn cho con bú: Ở giai đoạn này có thể do người mẹ bị mất sữa, không đủ sữa hoặc phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức hoặc cho con cai sữa quá sớm… sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ do không nhận đủ nguồn dinh dưỡng, các kháng thể có trong sữa mẹ khiến trẻ chậm phát triển, gầy gò, yếu ớt…

Giai đoạn trẻ ăn dặm: Ở giai đoạn này nguyên dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ đó là các mẹ cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn so với khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho con ăn dặm phù hợp nhất là từ 6 tháng tuổi. Trường hợp cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện sẽ khiến trẻ khó hấp thu các chất có trong thức ăn, khó tiêu và gầy yếu. Ngược lại, cho trẻ ăn dặm quá muộn sẽ làm trẻ tăng trưởng chậm do thiếu năng lượng, thiếu máu, thiếu sắt,…dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột:
Khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp kích thích miễn dịch, nâng cao đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ trước mọi tác nhân gây bệnh, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ hấp thu dễ dàng hơn,…Trong đường ruột có tới 85% là vi khuẩn có lợi và 15% là vi khuẩn có hại, chúng lập nên một hệ cân bằng vi sinh đường ruột, nếu hệ vi sinh đường ruột này mất cân bằng thì sẽ gây giảm hấp thu, khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới quá trình phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Trường hợp men vi sinh nhiều quá cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nên không tự ý bổ sung mà nên hỏi ý kiến bác sĩ, lưu ý không nên sử dụng kéo dài, thường với trẻ nhỏ không dùng quá 3-5 ngày (tùy mức độ bệnh).
Một số nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như là: trẻ mắc phải nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, các bệnh lý của ống tiêu hóa, sử dụng kháng sinh lâu ngày, ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn,…
Thiếu Enzyme tiêu hóa:
Enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, khi thiếu enzyme tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng trẻ ăn nhiều mà không hấp thu được chất dinh dưỡng, không tăng cân và thậm chí là suy dinh dưỡng.
Sử dụng thuốc không đúng cách:

Khi trẻ bị bệnh, một số phụ huynh thường tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị cho con, mà không hay biết rằng kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, nó còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ, gây tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng.
Do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên rất hay gặp các tình trạng về viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa…Tốt nhất mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có cách điều trị hợp lý.
Những hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em
Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể chất cũng như sự phát triển về trí não của bé, cụ thể như:
- Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, bệnh tiêu chảy…khi mắc bệnh thường nặng và kéo dài hơn, nhu cầu năng lượng gia tăng trong khi trẻ bệnh ăn uống kém làm cho suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
- Chậm phát triển về thể chất lẫn trí não: Giảm phát triển tất cả các cơ quan, hệ cơ xương, ảnh hưởng chiều cao, tầm vóc. Giảm phát triển trí não do thiếu dưỡng chất cho não (như i-ốt, DHA, chất đường, sắt, chất béo, taurine…) biểu hiện trẻ giảm tiếp thu, học hỏi kém, chậm chạp, giao tiếp xã hội thường kém.

- Một số hệ quả khác khi trẻ trưởng thành: Dễ trở thành người thấp bé, đặc biệt bé gái suy dinh dưỡng khi trưởng thành có nguy cơ sinh con cũng bị suy dinh dưỡng; khả năng làm việc, lao động kém hơn,…
Giải pháp cho tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em các mẹ cần áp dụng các biện pháp sau:
- Ngay giai đoạn mang thai mẹ nên chăm sóc sức khỏe mình thật tốt, chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tốt nhất nên khám thai định kỳ và theo dõi cân nặng theo từng tháng để thấy được sự phát triển của con.
- Nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa trong 4 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi, vì sữa mẹ có vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là những tháng đầu đời của trẻ em.
- Cho con ăn dặm đúng thời điểm. Đa dạng các thực phẩm, xây dựng chế độ ăn hợp lý với đủ 4 nhóm dinh dưỡng.
- Khi gặp một số vấn đề về mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mẹ nên bổ sung men tiêu hóa, giúp ổn định đường ruột phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa.
- Khi bé bị bệnh, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp, tiêu hóa,…mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh.

- Nên sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp giải quyết các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, kém hấp thu cho trẻ. Vì chúng bổ sung chủng men vi sinh tốt, có khả năng sống sót cao ở môi trường axit đường tiêu hóa, kèm các axit amim và các thảo dược giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ngày càng khỏe mạnh hơn.
Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp các thắc mắc, lo lắng về suy dinh dưỡng ở trẻ em. Làm Cách Nào luôn đồng hành cùng sự phát triển của con bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết theo cùng những thông tin hữu ích, thú vị khác.
Xem thêm:
5 loại thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng mau tăng cân
5 “chiêu” nấu ăn giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh