Không ít các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị tắc tia sữa nhưng không biết cách xử lý kịp thời khiến bầu vú bị áp xe, viêm vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Hãy cùng Làm Cách Nào tìm hiểu về tình trạng tắc tia sữa cũng như những giải pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này nhé.
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau rát. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra viêm nhiễm.

Khi mẹ bị tắc sữa, bầu vú sẽ cương cứng, căng ra bất thường mặc dù con bú bình thường. Các cục sữa vón ở đầu ti, sưng đỏ trong vú, đau nhói mỗi khi chạm vào. Một bên ngực mẹ to hẳn lên, trong khi bên còn lại nhỏ hơn rất nhiều, sữa ra rất ít, thậm chí là mất sữa hoàn toàn, không có sữa nuôi con.
Tắc sữa từ 6 đến 7 ngày có thể dẫn đến viêm tuyến sữa, lâu hơn có thể dẫn đến áp xe vú gây đau đớn và chảy mủ. Nặng hơn là viêm xơ tuyến vú mãn tính làm hình thành các khối xơ trong bầu vú và khiến bệnh tái phát nhiều lần. Ngoài ra nguy hiểm nhất là nguy cơ hoại tử tuyến vú khi các khối mủ vỡ ra và đi vào máu, đồng thời gây tổn hại nghiêm trọng đến gan, thận.
Tình trạng gây tắc tia sữa do đâu?
Bà mẹ mới sinh con: Không ít bà mẹ gặp phải tình trạng sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.
Sữa mẹ dư thừa: Một nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa còn trong bầu ngực, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.

Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, cũng khiến bạn phải tình trạng tắc tia sữa. Nếu bạn sử dụng một số loại máy hút sữa có lực hút yếu không thể hút hết sữa ra ngoài.
Mẹ không cho bú thường xuyên: Mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
Dấu hiệu thường thấy của tắc tia sữa
Dù mẹ đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc đã cho con bú một thời gian, tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mẹ có thể chú ý đến một số khu vực của vú có hiện tượng cứng và khó chịu. Ngoài ra, tắc tia sữa còn có triệu chứng như:
Đau, tức ngực nhẹ
Các nốt sần nhỏ nổi trên ngực
Ngực sưng đỏ
Một số khu vực ở ngực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.

Giải pháp cải thiện tắc tia sữa
Day ép bằng tay
Mẹ dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau, vừa ép vừa day làm tan các vị trí sữa đông kết. Mẹ lưu ý, day ép chứ không phải là xoa, chỉ có lực day ép mới có tác dụng làm tan sữa đông kết đối với các vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, thực hiện khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại.

Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn mới đầu cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ dày ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn mới có thể đem lại hiệu quả.
Chườm nóng
Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, mẹ có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy, tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra.
Lá đinh lăng
Đắp lá đinh lăng: Bạn lấy khoảng 100g lá đinh lăng tươi cùng 50g lá dấp cá, rửa sạch, vẩy ráo cho vào cối giã nát, đắp lên ngực. Loại thuốc đắp này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bầu ngực bớt căng nhức.
Uống nước lá đinh lăng: Dùng khoảng 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch, vẩy ráo, cho vào ấm nấu với khoảng 250ml nước, nấu sôi khoảng 7 phút, chắt lấy nước, để uống. Đổ tiếp khoảng 250ml nước vào ấm, nấu như ban đầu để lấy nước thứ hai uống. Bạn không nên chỉ uống nước lá đinh lăng, nên uống xen kẽ với nước lọc. Uống trong khoảng 3 ngày, tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện
Lá mít
Mít là cây ăn quả rất phổ biến ở các miền quê. Các bà mẹ mới sinh sống ở nông thôn, có thể dùng lá mít để chữa thông tắc tia sữa nếu gặp phải tình trạng này. Cách làm như sau:

Mẹ hái 1 nắm lá mít bánh tẻ (dạng lá nửa non, nửa già), rửa sạch, vẩy ráo, lau khô. Hơ lá mít trên lửa cho nóng đặt lên vùng bầu vú bị tắc, rồi day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trong hướng ra ngoài đầu núm vú. Lá nguội thì thay bằng lá khác. Khi thấy sữa chảy thì cho bé bú ngay. Áp dụng cách này 2 – 3 ngày liên tục sẽ giúp khơi thông dòng sữa.
Sử dụng máy hút sữa
Khi mới xuất hiện những dấu hiệu tắc tia sữa ban đầu, đối với vị trí tắc gần núm vú, máy hút sữa giúp massage loại bỏ các cục sữa bị vón cục gây ra tình trạng tắc tia của mẹ. Trường hợp mẹ nhiều sữa bé không bú hết mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút phần sữa dư còn lại trong bầu ngực, kích thích tuyến sữa tiết ra sữa mới nhanh hơn.
Mẹ nên lựa chọn những dòng máy hút sữa có chế độ massage và đem lại hiệu quả vắt kiệt tối ưu, tránh để sữa thừa tích tụ lâu ngày trong bầu ngực sẽ gây ung nhũ, bí tắc, làm trầm trọng tình trạng tắc sữa.
Xem thêm:
Top 5 phương pháp chữa bệnh tắc tia sữa tại nhà thật dễ dàng và hiệu quả