Tất tần tật về vấn đề thiếu máu khi mang thai – Mọi mẹ bầu nên biết

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Thiếu máu khi mang thai là bệnh thường gặp với những triệu chứng điển hình như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, khó thở,…. Vậy bệnh do nguyên nhân gì gây ra, những ảnh hưởng đối với mẹ bầu và thai nhi như thế nào và biện pháp điều trị ra sao? Cùng lamcachnao.vn giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai, đó có thể là:

  • Do chảy máu, tan máu
  • Do giảm sinh máu.
  • Do thiếu nguyên liệu tạo máu, đặc biệt là sắt. Ước tính có khoảng 50% phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai và đa số nguyên nhân là do thiếu sắt.

nguyen-nhan-1

Trong quá trình sinh hồng cầu cần các thành phần như sắt, vitamin B12, acid folic,…Cơ thể mẹ khi mang thai có nhu cầu về các thành phần này gấp đôi người bình thường.

Lúc này sắt ngoài việc tham gia tạo máu còn có nhiệm vụ giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Những lượng sắt hấp thu qua đường ăn uống chỉ khoảng từ 10 – 15% nên không cung cấp đủ nhu cầu chất sắt cho cơ thể. Trong khi đó nhu cầu sắt tăng cao kể từ tháng thứ 3 đến cuối thai kỳ, tăng lên khoảng 5 lần so với bình thường, chế độ ăn uống khó mà đáp ứng đủ. Cộng thêm khi mang thai mẹ bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi dẫn đến tình trạng  thiếu máu trầm trọng hơn. Tình trạng thiếu máu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi thiếu máu ở bà bầu

Với thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chỉ khó chịu trong vấn đề mẹ hơi chóng mặt một chút, nhưng với bà bầu bị thiếu máu nặng sẽ có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và bé.

Đối với mẹ:

  • Tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm.
  • Nhau tiền đạo, bong nhau non, sinh non
  • Huyết áp thai kỳ, tiền sản giật.
  • Giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con. Vấn đề băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản sẽ có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng mẹ bầu thiếu máu.

anh-huong

Đối với thai nhi:

  • Trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu, hay bị nhẹ cân, sinh non tháng
  • vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài, tăng tỷ suất và bệnh suất sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu
  • tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác
  • nếu chế độ ăn uống còn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi, gai đôi cột sống. thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ…

Điều trị thiếu máu khi mang thai

Biện pháp điều trị khi phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt đó là cần bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt thông qua một số loại dược phẩm bổ sung sắt cho cơ thể, đồng thời nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các thực phẩm giàu sắt vào mỗi bữa ăn hàng ngày.

Liều lượng và loại dược phẩm bổ sung sắt phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt ở mỗi mẹ bầu. Thai phụ nên tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ và nên uống viên sắt khi đang đói bằng nước lọc hoặc nước cam. Vì vitamin C có trong nước cam sẽ giúp sắt hấp thụ được tốt hơn. Lưu ý, không nên dùng cà phê hoặc trà vì 2 loại đồ uống này làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt của cơ thể mẹ bầu.

dieu-tri

Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể sẽ hết sau khoảng 1 tháng điều trị. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên bổ sung sắt trong vài tháng tiếp theo để tăng cường lượng sắt lưu trữ cho quá trình sinh nở sắp tới.

Phòng bệnh thiếu máu khi mang thai

Để phòng bệnh thiếu máu khi mang thai, thai phụ nên chủ động có chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và acid folic, đặc biệt là ở giữa và cuối thai kỳ khi nhu cầu về sắt tăng lên rất cao.

  • Bổ sung chất sắt qua các loại thực phẩm hằng ngày như thịt có màu đỏ như thịt bò, cá, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh, các loại đậu,… Đây là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, chất khoáng và nhiều vitamin, đặc biệt là sắt rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.

phòng-thieu-fe

  • Do nhu cầu sắt và acid folic ở của phụ nữ mang thai tăng cao nhưng chế độ ăn khó đáp ứng đủ, vì thế phụ nữ mang thai cần uống bổ sung sắt và acid folic dạng viên hoặc dạng nước, với liều 60 mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic mỗi ngày. Uống bổ sung sắt và acid folic cần uống đều đặn hàng ngày.
  • Để hấp thụ sắt tốt nhất bà bầu nên uống khi đói và uống cùng với nước cam, vì vitamin C trong nước cam sẽ hỗ trợ cho quá trình hấp thụ sắt được diễn ra một cách tốt nhất, bà bầu nên bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây, rau xanh như cam, chanh, ổi, súp lơ, bông cải xanh,…

avatar-2

  • Vậy nên bà bầu cần được phát hiện sớm tình trạng thiếu máu để có thể khắc phục kịp thời. Việc chẩn đoán thiếu sắt, thiếu máu khi mang thai được thực hiện qua các xét nghiệm định kỳ ở tuần thứ 12 hay tuần thứ 20. Bà bầu bị thiếu máu nên có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ đều đặn, tránh xa cà phê và các chất kích thích.

Chúc các chị em luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ như ý. Đừng quên đồng hành cùng lamcachnao.vn để có những thông tin cần thiết và thú vị nhất nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo.

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng