Chắc hẳn bà mẹ nào cũng rất hồi hộp về sự thay đổi của em bé trong bụng theo từng tuần của thai kỳ. Em bé trông như thế nào, nặng bao nhiêu cân, các cơ quan có phát triển bình thường không,… và muôn vàn câu hỏi khác nhau là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm và hứng thú lúc này.
Thai nhi 11 tuần là cột mốc đánh dấu giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên chuẩn bị kết thúc. Lúc này cả mẹ và bé đều đã có những thay đổi nhất định trên cơ thể. Hãy cùng Làm Cách Nào theo dõi những thay đổi ấy qua bài viết dưới đây nhé!
Sự phát triển của thai nhi 11 tuần
Bước vào cột mốc 11 tuần tuổi, thai nhi đã có nhiều sự thay đổi quan trọng. Bé có thể nặng đến 15gram và dài khoảng 5,5cm.
Đặc biệt hơn cả, xương của bé trở nên cứng cáp hơn hẳn, bắt đầu trông ra dáng một hài nhi. Các bộ phận cơ thể cũng dần được hoàn thiện từ đầu đến chân. Theo như nghiên cứu của các chuyên gia thai sản, khi thai nhi 11 tuần tuổi, tế bào thần kinh, các khớp thần kinh có sự phát triển nhanh chóng tại não của thai nhi.

Khi siêu âm, bạn sẽ thấy tim thai đập nhanh, nhịp tim đo được lên tới khoảng 160 nhịp/ phút. Lúc này, các ngón tay, chân đã tách rời nhau và vân tay cũng đã thấy xuất hiện lờ mờ. Làn da của bé con tại thời điểm 11 tuần tuổi còn khá mỏng nhưng ruột cũng đã phát triển hoàn chỉnh.
Một điều đặc biệt xuất hiện trong thời kỳ này đó là sự hình thành các cung phản xạ. Nhờ các ngón tay đã được tách ra nên thai nhi thoải mái hơn trong việc co nắm. Mặc dù mắt vẫn nhắm chặt nhưng miệng lại có phản xạ mút. Khi mẹ vỗ nhẹ vào bụng, thai nhi đã có thể vặn mình và phản ứng nhẹ nhàng.
Thai nhi 11 tuần là thời điểm mẹ nên thực hiện siêu âm 3D, 4D. Kết quả siêu âm khi ấy sẽ cho mẹ hình ảnh sắc nét, chi tiết về tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trong tuần này, mẹ nên thực hiện đo độ mờ da gáy để biết được bé yêu của mình có thực sự phát triển hoàn thiện hay không. Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm mục đích đánh giá bé có mắc hội chứng Down, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành,…hay không để có thể đưa ra phương án giải quyết kịp thời nhất.

Thời điểm thai nhi 11 tuần tuổi – Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì?
Khi thai nhi 11 tuần, mẹ sẽ có cảm giác thấy mình xinh đẹp hơn, da trở nên mịn màng, rạng rỡ hơn rất nhiều. Nguyên nhân khiến vẻ ngoài của mẹ thay đổi chính là do tăng lượng máu và hoạt động của hormone cũng tăng lên. Nhưng cũng chính vì thế mà lưu lượng máu dẫn đến các mạch máu nhiều hơn.

Hormone hoạt động mạnh làm tăng tuyến dầu, điều này làm cho mặt mẹ hồng hào hơn, săn chắc hơn. Nhưng cũng vì thế, mà nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng mụn trứng cá gia tăng mạnh.
Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu khi mang thai 11 tuần
Như đã nói ở trên, thời điểm thai được 11 tuần, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về xét nghiệm đo độ mờ da gáy để chẩn đoán bệnh Down.
Với những mẹ sinh con đầu lòng thường hay lo lắng về quá trình xét nghiệm này. Tuy nhiên, trên thực tế, các xét nghiệm ấy không hề gây hại cho mẹ và bé nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, mẹ còn có thể đo hàm lượng hai loại protein trong máu để xác định được các vấn đề có nguy cơ gây hại cho thai nhi cũng như bản thân mình.
Những vấn đề mẹ bầu cần biết để đảm bảo an toàn trong thai kỳ
Tư thế nằm
Thời điểm vừa mang thai, các mẹ có thể nằm sấp vì tử cung vẫn còn xương chậu bảo vệ. Nhưng khi thai nhi 11 tuần tuổi, bé sẽ lớn dần lên, vì thế sẽ làm mẹ cảm thấy khó chịu với tư thế nằm này.
Khi bé càng lớn, trọng lượng tử cung sẽ ngày càng tăng và đè lên tĩnh mạch. Như vậy, tư thế ngủ của mẹ lúc này cần điều chỉnh sao cho thích hợp, đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ máu và dinh dưỡng.

Chú ý đến vấn đề dinh dưỡng
Khi mang thai 11 tuần, mẹ bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mình. Việc đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cả mẹ cùng bé luôn khỏe mạnh và có đầy đủ sức khỏe trong suốt thời gian thai kỳ đầy vất vả.
Từ thời điểm thai nhi 11 tuần tuổi đến ngày sinh trên thực tế là khá dài. Chính vì thế, các mẹ bầu hãy cảm nhận niềm hạnh phúc khi đang mang trong mình một hình hài bé nhỏ. Và đặc biệt, niềm vui ấy sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn, vất vả trong giai đoạn mang thai, sinh nở sau này, qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đời của con yêu.
Xem thêm:
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?
Tất tần tật về vấn đề thiếu máu khi mang thai – Mọi mẹ bầu nên biết