Tắc tia sữa là 1 bệnh phổ biến hiện nay của các chị em sau khi sinh, đây quả là một trong những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy cùng lamcachnao.vn tham khảo 5 phương pháp chữa bệnh tắc tia sữa tại nhà thật dễ dàng và hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!
1. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Sử dụng lá bồ công anh để đắp lên ngực hoặc uống, kết hợp với massage ngực sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Theo đó, bạn có thể thực hiện như sau:
Bồ công anh để uống: mỗi lần dùng khoảng 50g lá tươi, rửa sạch lá bồ công anh bằng cách ngâm nước muối, giã nát vắt lấy nước đun uống hoăc rửa sach lá bồ công anh rồi đun với nước sôi. Với các mẹ lần đầu uống thì nên uống ít, sau đó tăng liều lượng uống tùy theo tình trạng tắc sữa. Trường hợp bị tắc sữa nặng thì liều lượng uống nhiều nhất là mỗi ngày 2 cốc nước lá 250ml.
Bồ công anh để đắp: Bã lá bồ công anh sau khi giã/xay có thể đắp lên ngực, đắp chỗ bị tắc sữa, bạn có thể đắp qua đêm, lưu ý đắp tránh đầu núm ngực.
Kết hợp lá bồ công anh với thần khúc: 50g lá bồ công anh và thần khúc, 900ml nước. Rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vào đun rồi cho đến khi còn khoảng 300ml nước cốt là được. Tác dụng chữa tắc tia sữa, thanh nhiệt, giảm đau.

2. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng lá bắp cải
Cải bắp theo Đông y có tác dụng chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức, phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch, đặc biệt đây còn là một bài thuốc dân gian hữu dụng trong việc điều trị tắc tia sữa.

Cách thực hiện:
Bắp cải tách lấy từng lá, rửa sạch rồi để ráo nước. Sử dụng phần cọng cứng, có thể cắt bỏ phần lá mềm đi. Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa sao cho thật nóng (càng nóng càng tốt). Đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, lấy cọng cứng bắp cải đã hơ nóng đặt lên chỗ bị tắc sữa rồi lấy tay day thật mạnh (nếu đệm nhiều lớp khăn thì mẹ hãy bỏ dần ra nhé). Nếu thất sữa chảy càng nhiều tức là sữa càng thông.
3. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Cây đinh lăng là một vị thuốc nam thuộc loại cây nhỏ có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, có tác dụng chống dị ứng, chữa ho ra máu, giải độc thức ăn, kiết lỵ, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch.
Ngoài ra, rễ cây đinh lăng chữa tắc tia sữa ở phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ: Đun 500ml nước cùng với 40g rễ đinh lăng và 3 lát gừng tươi. Cho đến khi sắc lại còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Lưu ý nên uống khi thuốc còn nóng.

Ngoài ra, lá cây đinh lăng cũng rất tốt có thể dùng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, có tác dụng gần giống như nhân sâm. Dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi thì cho lá đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
4. Chữa bệnh tắc tia sữa từ cây trâu cổ
Cây trâu cổ (còn gọi là cây sộp) gồm cành, lá, quả, nhựa được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu đời trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Cây trầu cổ có tác dụng như điều trị tắc tia sữa, lợi sữa, trị liệt dương, có tác dụng giải độc,…

Quả, lá cây trầu cổ có tác dụng chữa tắc tia sữa, ít sữa: Quả khô 10-15g (hoặc lá cành khô 20-25g) sắc lấy nước uống hàng ngày. Đun sôi 40g quả trâu cổ, 15g lá mua, 15g bồ công anh với 500ml nước, sắc lại còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
5. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng bấm huyệt xoa bóp
Chữa bệnh tắc tia sữa bằng bấm huyệt xoa bóp, bạn có thể tự bấm vào các huyệt như dịch môn, ốc ế, kiên tỉnh, nhũ căn, chiên trung,…có tác dụng hoạt huyết, chống ứ trệ, hành khí, làm thông tia sữa. Mỗi ngày nên bấm huyệt từ 1-2 lần, mỗi huyệt xoa bấm từ 1-3 phút.

+ Huyệt kiên tỉnh: Nằm ở chính giữa bả vai, khi bấm huyệt cần dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác căng tức. Trong nhiều trường hợp, việc bấm huyệt này có thể làm thông tia sữa tức thì.
+ Huyệt nhũ căn: Từ đầu vú thẳng xuống, huyệt nằm ở bờ trên xương sườn thứ 6, cách đường chính giữa ngực khoảng 7-7,5 cm. Khi lấy bấm huyệt, cần nâng bầu vú lên trên.
+ Huyệt Ốc ế: Nằm ở trên bờ xương sườn 3, từ núm vú thẳng lên, cách đường chính giữa ngực khoảng 7-7,5 cm. Dùng đầu ngón tay cái xoa day và bấm mạnh vào huyệt.
+ Huyệt chiên trung: Nằm ở đường dọc chính giữa ngực, ngang 2 khoảng liên sườn 4. Dùng đầu ngón cái xoa day trong khoảng 2-3 phút.
+ Huyệt Dịch môn: Nằm ở kẽ ngón tay út và áp út, chỗ tiếp giáp giữa mu tay và da gan tay. Xoa bấm bằng đầu ngón tay cái, tạo được cảm giác đau nhẹ là được.
Trên đây là top 5 phương pháp chữa bệnh tắc tia sữa tại nhà thật dễ dàng và hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp giải tỏa phần nào lo âu của các mẹ về bệnh tắc tia sữa. Đừng quên đồng hành cùng Ba Mẹ Viêt, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Xem thêm: