Top 5 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cân Nặng Thai Nhi Ngay Từ Trong Bụng Mẹ

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Sự phát triển và khỏe mạnh của bé cưng ngay từ trong bụng mẹ hẳn sẽ là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Tâm lý của bố mẹ luôn muốn trực tiếp theo dõi quá trình phát triển của con.

Tuy nhiên, bạn đã biết được rằng, cân nặng thai nhi theo tuần ngay từ trong bụng mẹ sẽ bị tác động bởi các yếu tố nào chưa? Hãy cũng Làm Cách Nào điểm qua các thông tin trong bài viết sau, qua đó có cơ sở chính xác, giúp bố mẹ tiện theo dõi sự hình thành của con yêu mình nhé!

5 yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi ngay từ trong bụng mẹ

Cân nặng của bé bị ảnh hưởng từ rất nhiều khía cạnh khác nhau khi còn trong bụng mẹ. Dưới đây là một số yếu tố mà bố mẹ cần quan tâm hàng đầu.

Yếu tố di truyền học

Di truyền – đây là yếu tố có lẽ khó kiểm soát nhất. Dựa vào đặc trưng di truyền của bố và mẹ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cân nặng của bé. Có thể hiểu đơn giản hơn, nếu bố mẹ vốn có vóc dáng khá nhỏ bé, thai nhi cũng sẽ chịu tác động từ yếu tố này đấy.

Top-5-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-thai-nhi-ngay-tu-trong-bung-me-01
Yếu tố di truyền học

Sức khỏe của mẹ bầu

Khi mang bầu, sức khỏe của người mẹ ổn định thì mới giúp thai nhi an ổn hấp thụ các chất dinh dưỡng để phát triển. Trường hợp, người mẹ bị triệu chứng tiểu đường trong thai kỳ sẽ dẫn đến cân nặng của bé sẽ lớn hơn bình thường.

Top-5-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-thai-nhi-ngay-tu-trong-bung-me-02
Sức khỏe của mẹ bầu

Thứ tự sinh con

Theo các nghiên cứu y học, con đầu lòng thường nhẹ cân hơn con thứ. Ngoài ra, khoảng cách sinh giữa hai lần gần nhau thì bé thứ hai có thể sẽ có cân nặng thấp.

Top-5-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-thai-nhi-ngay-tu-trong-bung-me-03
Thứ tự sinh con

Mức tăng cân của mẹ khi mang bầu

Trường hợp mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng quá ít thì em bé sẽ thiếu cân và có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. 

Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân vượt quá mức kiểm soát, bé sẽ có cân nặng lớn và có thể gặp trở ngại trong khi sinh. Lúc này, các chị em cần có sự theo dõi kỹ lưỡng nhằm đưa ra phương án dự sinh hợp lý, giúp đảm bảo sự an toàn cho cả bản thân lẫn con yêu.

Top-5-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-thai-nhi-ngay-tu-trong-bung-me-04
Mức tăng cân của mẹ khi mang bầu

Số lượng thai nhi trong bụng mẹ

Nếu không phải thai đơn mà là thai đôi hay thai đa thì cân nặng thai nhi sẽ thấp hơn hẳn.

Top-5-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-thai-nhi-ngay-tu-trong-bung-me-05
Số lượng thai nhi trong bụng mẹ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Khi siêu âm thai kì định kì, bố mẹ sẽ được biết các chỉ số phát triển của bé như thế nào. Mỗi thai nhi sẽ có quá trình và tốc độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, để biết được thực trạng phát triển của bé là tốt hay chưa tốt, cần căn cứ vào các mức cân nặng thai nhi chuẩn được đề ra.

Dựa vào các mức cân nặng này, bố mẹ có thể so sánh và thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của bé.

Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn theo tuần của thai nhi năm 2019 do WHO đưa ra:

Top-5-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-thai-nhi-ngay-tu-trong-bung-me-06
Bảng cân nặng chuẩn theo tuần của thai nhi năm 2019 từ WHO

Bảng này chỉ mang tính chất tham khảo, là chỉ số cân nặng trung bình của các thai nhi. Bố mẹ không cần quá lo lắng nếu bé có cân nặng không khớp với bảng do các nguyên nhân khách quan khác nhé.

Như vậy, nếu bé bị thiếu cân hoặc tăng cân trầm trọng, bố mẹ nên đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng và đi khám thai định kì để nắm bắt thông tin mang thai cần thiết.

Cân nặng thai nhi ổn định thì bé mới phát triển thật khỏe mạnh. Các ông bố bà mẹ hãy cùng cố gắng để bé chào đời một cách khỏe mạnh và an toàn nhất nhé!

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng