Trầm cảm khi mang thai: nguyên nhân, hậu quả và hướng điều trị

Mục Lục

5/5 - (1 bình chọn)

Trầm cảm trong giai đoạn mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn ảnh để lại hệ quả nghiêm trọng cho sự phát triển của em bé. Và theo kết quả điều tra của viện y học Mỹ thì có đến 10% thai phụ mắc bệnh trầm cảm khi mang thai vì thế nắm được dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chị em có những cách phòng bệnh hay điều trị hợp lý. Đó là lý do, Làm Cách Nào quyết định chia sẻ tất tần tật về chứng trầm cảm khi mang thai trong bài viết ngày hôm nay. Tìm hiểu ngay thôi nào!

Dấu hiệu nhận biết thai phụ bị bệnh trầm cảm

Để nhận biết thai phụ có bị bệnh trầm cảm hay không không phải là việc dễ dàng bởi có thể chị em không biết hoặc có thể là họ cố giấu đi. Những trường hợp phát hiện thì bệnh tình của thai phụ đã trở nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Mặc dù rất khó nhận biết thế nhưng không có nghĩa là không có biểu hiện nào thế nên tùy thuộc vào mức độ trầm cảm của thai phụ mà sẽ có những dấu hiệu sau:

+ Luôn trong tình trạng lo lắng, sợ hãi, bối rối hoặc thường xuyên bật khóc vô cớ

+ Trông mệt mỏi, chán chường, có suy nghĩ tiêu cực và có định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân

tram-cam-khi-mang-thai-nguyen-nhan-hau-qua-va-huong-dieu-tri-1

+ Không có hứng thú với mọi thứ diễn ra trong cuộc sống xung quanh thai phụ.

+ Hay quên và giảm khả năng tập trung công việc cũng như các vấn đề cuộc sống

+ Độ nhiên tăng hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 1 tháng

+ Có hiện tượng ngất, khó thở; hành động chậm chạp hơn trước và không quyết đoán.

+ Thậm chí, một số thai phụ không thể hiện được cảm xúc thực tại của bản thân, không muốn gần gũi những người xung quanh kể cả chồng.

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm trong thai kỳ

Trầm cảm khi đang trong giai đoạn mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, đôi khi là do cả chủ quan và khách quan.

Sự thay đổi của Hormone

Khi mang thai, chị em sẽ có những thay đổi về nội tiết tố Estrogen. Điều này gây ra những thay đổi về mặt tiêu cực trong suy nghĩ và cảm xúc của mẹ bầu chẳng hạn như buồn khóc vô cớ, sợ chồng không còn yêu mình… Nếu không được định hướng và giải tỏa tâm lý thai phụ sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm.

Chưa sẵn sàng cho hành trình làm mẹ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chị em bị trầm cảm khi mang thai. Bởi việc có con ngoài ý muốn khi còn quá trẻ hoặc do kinh tế gia đình chưa ổn định, các mối quan hệ trong gia đình chồng… khiến thai phụ cảm thấy lo lắng, sợ hãi và cảm thấy chưa sẵn sàng với thiên chức người mẹ, từ đó dẫn đến bệnh trầm cảm.

tram-cam-khi-mang-thai-nguyen-nhan-hau-qua-va-huong-dieu-tri-2

Do yếu tố di truyền

Rất nhiều nghiên cứu y học đã cho biết ADN cũng là một trong những tác nhân khiến mẹ bầu có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Bởi nếu mẹ của thai phụ hoặc một thành viên cùng huyết thống nào đó trong gia đình từng bị trầm cảm thì khả năng thai phụ mắc bệnh này cao hơn so với những người bình thường.

Do những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi

Niềm hạnh phúc của bất kỳ mẹ bầu nào trên thế giới đó chính là thai nhi phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đặn. Thế nhưng, nếu đưa bé gặp vấn đề không tốt chẳng hạn như dị tật, chậm phát triển hay động thai sẽ khiến thai phụ có những suy nghĩ tiêu cực, bế tắc và lo lắng dẫn đến những tổn thương tâm lý và trí não của thai phụ. Tình trạng này kéo dài và nếu người thân không phát hiện sớm thì bệnh trầm cảm của họ sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

tram-cam-khi-mang-thai-nguyen-nhan-hau-qua-va-huong-dieu-tri-3
Pregnant woman lying in bed

Hậu quả của việc thai phụ bị trầm cảm

Trong nhận thức của nhiều người, trầm cảm khi mang thai là một loại bệnh bình thường, sau một thời gian bệnh sẽ tự khỏi. Đó là suy nghĩ cực kỳ sai lầm bởi khi thai phụ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những tổn thương tâm lý cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những hậu quả của trầm cảm trong giai đoạn mang thai:

Đối với em bé: tăng nguy cơ sảy thai; sinh non trước 36 tuần; tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh; trí não kém phát triển; ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này…

tram-cam-khi-mang-thai-nguyen-nhan-hau-qua-va-huong-dieu-tri-4

Đối với thai phụ:

+ Những suy nghĩ tiêu cực của mẹ bầu khi bị trầm cảm sẽ gây ra những tổn thương về thể xác của bản thân cũng như thai nhi như từ bỏ thai nhi, tìm đến cái chết.

+ Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

+ Không chăm lo cho bản thân khiến cơ thể ngày càng tiều tụy, sức khỏe giảm sút trầm trọng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình thậm chí là ly hôn.

+ Không có khả năng chăm sóc tốt cho con, không gần gũi gắn bó với con, gây ra ảnh hưởng đến cả tính cách của con trẻ sau này.

Cách điều trị chứng trầm cảm khi mang thai

Khi phát hiện thai phụ có những biểu hiện của bệnh trầm cảm, gia đình nên sớm đưa thai phụ đến các cơ sở y tế để thăm khám để có phác đồ điều trị thích hợp tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Hành trình điều trị bệnh không dễ dàng và cần sự phối hợp của bác sĩ tâm lý, bác sĩ chuyên khoa sản cùng các thành viên trong gia đình…. Thông thường sẽ được điều trị bằng hai hướng song song sau:

Liệu pháp tâm lý

+ Những chuyên gia tâm lý sẽ thường xuyên trò chuyện, tâm sự nhỏ to để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực của thai phụ đồng thời điều chỉnh hành vi, lối sống.

+ Các thành viên trong gia đình hãy luôn luôn bên cạnh, động viên, trò chuyện với thai phụ… một mặt nâng cao tình cảm gia đình, mặt khác giúp xóa đi những suy nghĩ tiêu cực của chị em.

tram-cam-khi-mang-thai-nguyen-nhan-hau-qua-va-huong-dieu-tri-5

+ Thai phụ hãy mở lòng, chia sẻ những điều làm bạn sợ hãi với người thân để cùng nhau giải quyết.

+ Các mẹ bầu nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế.

+ Hãy luôn nhớ mình đang sống trong hiện tại, không nên lo lắng về những vấn đề của tương lai, sẽ tránh được việc gây áp lực cho mình ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

+ Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.

Sử dụng thuốc

Trên thị trường hiện nay, bênh trầm cảm đã có thuốc điều trị tuy nhiên với phụ nữ mang thai dùng thuốc này sẽ để lại những tác dụng phụ như: tăng đường huyết, tiền sản giật, vỡ ói sớ, sinh non… Thế nên trước khi điều trị bệnh này bằng thuốc, mẹ bầu cần được thầy thuốc chuyên khoa đồng ý và sử dụng theo đúng liều lượng đã được chỉ định.

Nói tóm lại, bản thân thai phụ cũng như người thân trong gia đình không nên xem nhẹ loại bệnh lý này trong suốt thai kỳ vì trầm cảm gây ra rất nhiều hệ lụy cho bản thân gia đình và xã hội. Thế nên thai phụ cũng như gia đình cần chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này. Với những thông tin về bệnh trầm cảm khi mang thai mà Làm Cách Nào chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay, hi vọng sẽ hữu ích với mọi người.

Tin Mới Nhất

Tin Mới Nhất

Góc Review

Góc Review

Tin Tuyển Dụng

Tin Tuyển Dụng